Đề cương ôn kỳ 1 môn Sử lớp 11 trường THPT Yên Hòa 2022

Cập nhật lúc: 08:05 04-10-2022 Mục tin: Đề cương ôn tập kì 1 lớp 11


Đề cương ôn tập học kỳ 1 khối 11 môn lịch sử trường THPT Yên Hòa Hà Nội năm học 2022 đầy đủ và chi tiết nhất gồm 8 trang. Các em xem chi tiết dưới đây.

Đề cương ôn kỳ 1 môn Sử lớp 11 trường THPT Yên Hòa 2022

I. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Bài 1. Nhật Bản

- Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX.

- Những nội dung của cải cách Minh trị 1868.

- Tính chất và ý nghĩa cuộc Duy tân Minh Trị

- Vì sao trong hoàn cảnh lịch sử châu Á, Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa và trở thành một
nước đế quốc?

- Liên hệ với tình hình Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

Bài 2. Ấn Độ

- Hãy nêu những nét lớn trong chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? Hậu quả của những
chính sách đó đối với Ấn Độ.

- Sự thành lập và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ?

Bài 3. Trung Quốc

Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc: Hoàn cảnh bùng nổ, những biến chính, kết quả và ý nghĩa
lịch sử. Vai trò của Tôn Trung Sơn với cách mạng Trung Quốc.

Bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

- Quá trình xâm lược của chủ nghĩa tực dân vào Đông Nam Á cuối thể kỉ XIX – đầu thế kỉ XX diễn ra
như thế nào?

- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Campuchia và Lào

- Ý nghĩa những cải cách của Ra-maV đối với sự phát triển của Xiêm. So sánh cải cách của Ra-maV với
công cuộc Duy tân Minh Trị.

Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX)

- Những nét lớn của lịch sử châu Phi thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mĩ Latinh đầu thế kỉ XIX?

- Chính sách bành trướng của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh biểu hiện như thế nào?

II. NỘI DUNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

Bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

- Từ quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, hãy trình bày nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực
tiếp của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Tính chất và hậu quả của chiến tranh.

Bài 7. Những thành tựu văn hóa thời cận đại

Lập bảng hệ thống kiến thức các thành tựu về văn học, nghệ thuật đầu thời kì cận đại
Bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga 1917

- Cách mạng tháng Hai năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa

- Cách mạng tháng Mười năm 1917: hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.

- So sánh cách mạng tháng Hai với cách mạng tháng Mười (mục tiêu, nhiệm vụ; lãnh đạo; lực lượng;

tính chất, kết quả)

- So sánh cách mạng tháng Hai với các cuộc cách mạng Tư sản thời cận đại (mục tiêu, nhiệm vụ; lãnh

đạo; lực lượng; tính chất, kết quả)

- Tại sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng? Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng
tháng Mười Nga.

Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921- 1941)

- Chính sách Kinh tế mới: hoàn cảnh, nội dung, tác động của chính sách đó đến nước Nga. Liên hệ với
Việt Nam.

- Những thành tựu tiêu biểu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ 195 đến 1941.

- Những thành tựu trong quan hệ ngoại giao của Liên Xô.

Bài 11: Các nước tư bản giữa hai cuộc CTTG (1939 - 1945)

- Hệ thống Vecxai- Oasinhton

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó.

Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc CTTG (1918 - 1939)

- Trình bày những điểm cơ bản trong “Chính sách mới” (The New Deal) của Tổng thống Mĩ Phranklin Rudơven và rút ra nhận xét.

- So sánh con đường tìm lối thoát trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 của nước Đức và nước Mĩ

Bài 12& 14. Nước Đức và Nhật Bản giữa hai cuộc CTTG (1918 - 1939)

- Quá trình lên nắm quyền của Đảng Quốc xã và chính sách của Chính phủ Hít-le (1933 - 1939)

- Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật Bản

III. LUYỆN TẬP

1. Dạng đánh giá năng lực.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 01 đến 06

Tháng 7/1905, Thực dân Anh ban hành đạo luật chia đôi Ben-gan: miền Đông của các tin đồ theo đạo Hồi và miền Tây của những người theo đạo Hin-đu. Điều đó làm bùng lên phong trao đấu tranh chống thực dân Anh, đặc biệt ở Bom-bay và Can-cút-ta...Hơn 10 vạn người kéo đến bờ sông Hằng, dòng sông linh thiêng của người Ấn, làm lễ tuyên hệ và hát vang bài Kính chào Người – Mẹ hiền Tổ
quốc để tỏ rõ ý chí đoan kết, thống nhất. Khắp nơi vang lên khẩu hiệu “Ấn Độ của người Ấn Độ”

Tháng 6/1908, thực dân Anh bát và kết án Ti-lắc 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc thổi bùng lên một đợt đấu tranh mới. Hàng vạn công nhân Bom-bay tiến hanh bãi công trong 6 ngày, xây dựng chiến lũy, thành lập đơn vị chiến đấu chống thực dân Anh. Nhân dân các thành phố khác hưởng ứng. Cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao, buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo Luật chia cắt Ben-gan. (Nguổn: Lịch sử 11, trang 11)

Câu 1. Bản chất của đạo luật chia đôi xứ Ben-gan (Ấn Độ) của thực dân Anh vào tháng 7/1905 là
A. Dựa trên chế độ phân chia đẳng cấp. B. Chia để trị dựa theo tôn giáo.
C. Chính sách chia để trị theo địa chính trị. D. Áp bức dân tộc.

Câu 2. phong trao đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống đạo luật chia đôi Ben- gan của thực dân Anh
diễn ra sôi nổi ở đâu
A. Mi-rút. B. Đê-li. C. Ben-gan. D. Bom bay và Can-cút-ta.

Câu 3. Hơn 10 vạn người dân Ấn Độ kéo đến bờ sông Hằng, làm lễ tuyên hệ và hát vang bài Kính chào
Người – Mẹ hiền Tổ quốc đã tỏ
A. sự tức giận của nhân dân Ấn Độ.
B. ý chí đoàn kết, thống nhất của nhân dân Ấn Độ.
C. cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ đã giành được thắng lợi.
D.Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ gặp nhiều khó khăn và đã thất bại.

Câu 4. Sự kiện nào dẫn tới bùng nổ cao trào cách mạng 1905 - 1908 ở Ấn Độ?
A. Phái “cực đoan” trong Đảng Quốc đại tuyên bố thành lập.
B. Anh ban hành đạo luật chia đôi xứ Bengan.
C. Ngày Ti lắc bị thực dân Anh bắt giam.
D. Ngày Ti - lắc bị khai trừ khỏi Đảng Quốc đại.

Câu 5. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của cao trào cách mạng 1905-1908 ở Ấn Độ?
A. Mang đậm ý thức dân tộc sâu sắc.
B. Thức tỉnh nhân dân Ấn Độ để hoà chung vào trào lưu dân tộc, dân chủ ở Châu Á.
C. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Ấn Độ.
D. Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ.

Câu 6. Tính chất của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ (1905 – 1908) là
A. phong trào dân chủ. B. phong trào độc lập.
C. phong trào dân tộc. D. phong trào dân sinh.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 7 đến 9
Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862.

Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước 1862, triều đình Huế ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa. Mặc dù vậy, phong trào chống Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp diễn. Các sĩ phu yêu nước vẫn bám đất, bám dân, cổ vũ nghĩa binh đánh Pháp và chống phong kiến đầu hàng.

Sau Hiệp ước 1862, triều đình hạ lệnh cho Trương Định phải bãi binh, mặt khác điều ông đi nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại kháng chiến. Phất cao lá cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, hoạt động của nghĩa quân đã củng cố niềm tin của dân chúng, khiến bọn cướp nước và bán nước phải run sợ.

Nghĩa quân tranh thủ thời gian ra sức xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, liên kết lực lượng, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi. Biết được căn cứ trung tâm của phong trào là Tân Hòa, ngày 28/2/1863 giặc Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ này. Nghĩa quân anh dũng chiến đấu suốt 3 ngày đêm, sau đó rút lui để bảo toàn lực lượng, xây dựng căn cứ mới ở Tân Phước. Ngày 20/8/1864, nhờ có tay sai dẫn đường, thực dân Pháp đã tìm ra nơi ở của Trương Định. Chúng mở cuộc tập kích bất ngờ vào căn cứ Tân Phước.

Nghĩa quân chống trả quyết liệt. Trương Định trúng đạn và bị thương nặng. Ông đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết. Năm đó ông 44 tuổi. (Lịch sử 11, NXB Giáo Dục, Hà Nội)

Câu 7. Căn cứ cuối cùng của nghĩa quân Trương Định đóng ở đâu?
A. Tân Hòa. B. Tân Phước. C. Cai Lậy. D. Gò Công.

Câu 8 : Lý do chủ yếu nào làm cho nghĩa quân Trương Định bị thất bại?
A. Vì có người chỉ điểm. B. Vì triều đình ra lệnh bãi binh.

C. Vì quân Pháp quá mạnh. D. Vì nghĩa quân bị Pháp tập kích bất ngờ.

Câu 9 : Trương Định sinh năm nào?
A. 1819. B. 1820. C. 1821. D. 1822.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 10 đến 12
Từ năm 1897, sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa cuối cùng trong phong trào Cần Vương là khởi nghĩa Hương Khê và tiến hành giảng hòa với Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế, thực dân Pháp bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa quy mô, có hệ thống trên toàn cõi Đông Dương. Việt Nam dần dần trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và biến thành nơi cung cấp sức người, sức của rẻ mạt cho Pháp.

Để đảm bảo lợi nhuận tối đa, thực dân Pháp đặt thêm nhiều thứ thuế mới, nặng hơn các thứ thuế của triều đình Huế trước kia. Chúng ra sức kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào kinh tế chính quốc.

Tuy nhiên, công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp cũng làm nảy sinh những nhân tố mới, ngoài ý muốn của chúng. Vào đầu thế kỉ XX, ở Việt Nam đã xuất hiện những thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, dù còn non yếu. Thành thị mọc lên. Một số cơ sở công nghiệp ra đời. Cơ cấu kinh tế biến động, một số tầng lớp mới xuất hiện. Giai cấp công nhân Việt Nam thời kì này vẫn đang trong giai đoạn tự phát. Tư sản và tiểu tư sản thành thị lớn lên cùng với sự nảy sinh các nhân tố mới, song vẫn chưa trở thành giai cấp thực thụ. Mặc dù vậy, các tầng lớp xã hội này, đặc biệt là bộ phận sĩ phu đang trên con đường tư sản hóa, đã đóng một vai trò khá quan trọng trong việc tiếp thu những luồng tư tưởng mới để dấy lên một cuộc vận động yêu nước tiến bộ, mang màu dân chủ tư sản ở nước ta hồi
đầu thế kỉ XX. (Nguổn: Lịch sử 11, trang 155)

Câu 10. Lực lượng xã hội nào đã có đóng góp quan trọng đối với phong trào yêu nước ở Việt Nam
trong
thập niên đầu thế kỉ XX
A. Công nhân, nông dân. B. Trí thức, Tiểu tư sản thành thị.
C. Trí thức Nho học. D. Tư sản dân tộc.

Câu 11. Kinh tế Việt Nam phát triển như thế nào trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp?
A. Bị kìm hãm, không phát triển được B. Phát triển chậm và không toàn diện
C. Phụ thuộc vào nền kinh tế của chính quốc D. Phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

Câu 12. Giai cấp, tầng lớp nào đã tiếp thu ý thức hệ dân chủ tư sản
A. Tư sản. B. Tiểu tư sản. C. Trí thức. D. Tư sản và tiểu tư sản.

2. Dạng trắc nghiệm

Câu 1: Cách thức xâm lược của các nước thực dân phương Tây vào Đông Nam Á ở thế kỉ XVI-XVII có
điểm gì khác so với cuối thế kỉ XIX?
A. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo.
B. Xâm nhập thông qua con đường truyền đạo và buôn bán.
C. Xâm nhập thông qua con đường buôn bán.
D. Xâm nhập bằng việc sử dụng vũ lực.

Câu 2: Nguyên nhân chính nào làm bùng nổ phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi
vào cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX?
A. sự bóc lột của giai cấp tư sản. B. sự cai trị hà khắc của thực dân phương Tây.
C. bắt bớ và buôn bán nô lệ da đen. D. sự bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc trong xã hội.

 

Theo TTHN


Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm