Đề khảo sát môn Văn lớp 11 năm 2022 THPT Thuận Thành

Cập nhật lúc: 17:40 03-10-2022 Mục tin: Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11


Các em xem đề khảo sát môn Ngữ Văn lớp 11 năm học 2022 THPT Thuận Thành và hướng dẫn chấm chi tiết trong bài viết dưới đây.

Đề khảo sát môn Văn lớp 11 năm 2022 THPT Thuận Thành 

Đáp án đề khảo sát môn Văn lớp 11 năm 2022 THPT Thuận Thành  

 

Phần

Câu

Ý

Nội dung

Điểm

I

 

 

Đọc hiểu

3.0

 

1

 

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm.

0.75

 

2

 

Theo tác giả, hạnh phúc có ở trong những điều bình thường giản dị.

0.75

 

3

 

-   Biện pháp tu từ so sánh: So sánh hạnh phúc là tiếng xe về mỗi chiều của bố, là khi cả nhà quây quần bên nhau, là đạt điểm 10, là có một cái tên...

-  Hiệu quả:

+ Góp phần tạo ra những hình ảnh cụ thể, giàu sức biểu cảm

+ Biến một khái niệm trừu tượng trở nên cụ thể, dễ hiểu. Từ đó giúp người đọc hình dung ra hạnh phúc xuất phát từ những điều giản dị, đời

thường.

1.0

 

4

 

Thông điệp nào của văn bản có ý nghĩa nhất?

=> Học sinh chọn 1 thông điệp và lý giải hợp lý thuyết phục. Ví dụ:

-  Cần trân trọng hạnh phúc vốn có xung quanh mình

-   Không nên tìm kiếm hạnh phúc đâu xa. Hạnh phúc có ngay giữa cuộc đời thường, trong những điều rất đỗi bình dị, đơn sơ.

0.5

II

 

 

Làm văn

7.0

 

1

 

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu thơ: Hạnh phúc ở trong những điều giản

dị.

2.0

 

 

 

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn:

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp móc xích hoặc song hành

0.25

 

 

 

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Xác định đúng vấn đề nghị luận:

“Hạnh phúc ở trong những điều giản dị”.

0.25

 

 

 

c. Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng, có thể viết theo định hướng sau:

Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó trong cuộc sống. Điều giản dị là những điều nhỏ bé, gần gũi, đời thường. Hạnh phúc ở những điều giản dị nghĩa là hạnh phúc

nằm ở những điều  gần  gũi, đời thường trong cuộc sống.  Nếu quan  niệm

1.0

 

 

 

 

hạnh phúc là những điều cao sang, lớn lao, vĩ đại... thì có lẽ mãi mãi ta không bao giờ tìm thấy hạnh phúc mà nhiều khi lại rơi vào cái vòng luẩn quẩn của chính bản thân mình. Nếu cho rằng hạnh phúc là những gì giản dị đời thường, như tác giả Thanh Huyền quan niệm thì mỗi người đều cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc sự ấm áp, yêu thương trong

cuộc sống đời thường. Đó là một cuộc sống có ý nghĩa.

 

 

 

 

d. Chính tả ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng việt.

0.25

 

 

 

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận có cách diễn đạt mới mẻ

0.25

 

2

 

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ

của Trần Tế Xương. Từ đó nêu suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật này.

5,0

 

 

a

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài

triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

0,25

 

 

b

Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng bà Tú trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương. Từ đó nêu suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật

này.

0,5

 

 

c

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết

hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; làm rõ các ý cơ bản sau:

 

 

 

 

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

-   Trần Tế Xương là cây bút xuất sắc của văn học trung đại Việt Nam. Nội dung trong các sáng tác của ông đều nói về chuyện khoa cử, hình ảnh một nền nho học đang thoái hóa và cảnh nghèo khó của nhân dân; châm biếm, phê phán chế độ phong kiến mục nát, bọn thực dân Pháp tàn ác, quan lại, tay sai cho giặc.

-   Thương vợ là bài thơ trữ tình thể hiện tình cảm thương yêu, quý trọng

vợ của Tú Xương. Trong bài thơ, hình ảnh bà Tú hiện lên với những phẩm chất đáng trân trọng.

0,5

 

 

 

* Hình tượng bà Tú trong bài thơ

- Nỗi vất vả, cơ cực, khó nhọc của bà Tú:

+ Bà Tú hiện lên với bao khó nhọc, gian truân. Vòng quay vô hạn của

2.5

 

 

 

 

thời gian đã cuốn bà vào cuộc mưu sinh đầy vất vả, nhọc nhằn: “Quanh năm buôn bán ở mom sông.”

+ Bà Tú đóng vai trò là trụ cột gia đình “Nuôi đủ năm con với một chồng”. “Nuôi đủ” tức là đủ về số lượng sáu miệng ăn, chưa kể chính bà; là đủ về thành phần – chồng và con; là đủ ăn, đủ mặc, đủ cả cho những thú vui của ông Tú.

+ Nỗi nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh của bà Tú: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng/Eo sèo mặt nước buổi đò đông”. Hình ảnh “thân cò” không chỉ gợi sự nhọc nhằn, vất vả mưu sinh của bà Tú mà còn gợi cả nỗi đau thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của bà Tú:

+ Đảm đang, tháo vát, tảo tần sớm hôm, chịu thương chịu khó để“Nuôi đủ năm con với một chồng”

+ Đức hi sinh thầm lặng, nhẫn nhịn, cam chịu vì chồng vì con: “Một duyên hai nợ âu đành  phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công”.     Bà Tú hết lòng vì chồng vì con. Như bao người phụ nữ Việt Nam khác, bà làm mọi việc một cách tự nhiên, âm thầm, không hề kể công, oán trách.

Nỗi niềm thương vợ của nhà thơ Tú Xương:

+ Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng chửi: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,/ Có chồng hờ hững cũng như không.

+ Tiếng chửi là lời tố cáo những định kiến xã hội, những hủ tục lạc hậu, bất công đã khiến những người phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng vất vả. Tiếng chửi đời cũng là chửi mình, tự ý thức mình là người chồng bất tài vô dụng.

- Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật bà Tú: Hình tượng nghệ thuật độc đáo, giàu giá trị biểu cảm; vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của

văn học dân gian; ngôn ngữ giản dị, tự nhiên….

 

 

 

 

*Suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật bà Tú: Hình ảnh bà Tú trong vất vả gian truân vẫn ngời lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Một người vợ, người mẹ đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh, hết lòng yêu thương

chồng con. Bà Tú vừa đáng thương, vừa đáng trọng.

 

 

0,5

 

 

 

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

 

0,25

 

 

 

 

e. Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề trình bày.

0,5

 

 

 

TỔNG ĐIỂM

10,0

 Theo TTHN

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

2k7 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập mễn phí

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm