Cập nhật lúc: 14:59 20-04-2017 Mục tin: Đề thi học kì 2 lớp 4
Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 4 môn Tiếng Việt
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng) – LỚP 4
NĂM HỌC 2016 - 2017
* Đọc thành tiếng (3 điểm)
- Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn trong 5 bài tập đọc (khoảng 90 tiếng) thời gian đọc 1 phút/em.
Bài: Ăng-co Vát: Đọc đoạn từ ” Khu đền chính ...... xây gạch vữa”
Bài : Con chuồn chuồn nước: Đọc đoạn từ ” Rồi đột nhiên ... là trời xanh trong và cao vút”
Bài : Đường đi Sa Pa: Đọc đoạn từ ”Xe chúng tôi ... chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ”
Bài : Thắng biển: Đọc đoạn ”một tiếng ào dữ dội,.... quyết tâm chống giữ”
Bài : Hoa học trò: Đọc đoạn từ ”Nhưng hoa càng đỏ ... Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy” ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 4
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Thời gian: 40 phút (không kể phát đề)
I. PHẦN ĐỌC: Đọc thầm và làm bài tập ( 7 điểm ) (khoảng 15 – 20 phút) :
Sầu riêng
Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm . Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà.Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.Mỗi cuống hoa ra một trái.Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này.Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo.Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.
Mai Văn Tạo
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Sầu riêng là đặc sản của vùng nào? (0,5đ) M1
A. Miền Bắc. B. Miền Nam.
C. Miền Trung. D. Miền Tây Nam Bộ
Câu 2. Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (0,5 đ)M1
A. Hoa đậu từng chùm màu hồng nhạt .
B. Cánh hoa to, có vài nhụy li ti.
C. Hoa màu trắng ngà . Cánh hoa nhỏ, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
D. Cánh hoa nhỏ màu vàng .
Câu 3. Quả sầu riêng có những nét đặc sắc nào? (1đ) M2
A. Trái sầu riêng trông giống những tổ kiến. Mùi thơm đậm, bay xa, lâu tan trong không khí.
B. Không có mùi thơm.
C. Trái sầu riêng nhỏ, không có gai.
D. Mùi thơm thoang thoảng.
Câu 4. Trong câu Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, bộ phận nào là vị ngữ? (0,5 đ) M1
A. hương thơm ngát như hương cau
B. ngát như hương cau
C. hương cau
D.đưa hương thơm ngát như hương cau
Câu 5: Câu “Mẹ tôi đang nấu cơm ở trong bếp” thuộc kiểu câu nào : (0,5 đ) M2
A. Câu kể Ai làm gì?
B. Câu kể Ai thế nào?
C. Câu kể Ai là gì?
D. Không thuộc các kiểu câu trên
Câu 6 . Nối các cum từ ở cột A với các cụm từ ở cột B để tao thành câu kể Ai là gì? (0,5 đ) M3
đi lao động
Câu 7: Chọn một trong các trạng ngữ sau để điền vào chỗ chấm cho thích hợp? (Hôm qua, Bởi vì) (0,5 đ) M2
…….., xã em vừa đào một con mương.
Câu 8: Thân cây sầu riêng có gì đặc biệt? (1 đ) M2
Câu 9: Qua bài văn tác giả muốn nói lên điều gì? (1đ) M3
Câu 10. Em đến nhà bạn chơi thấy phòng ngủ của bạn ngăn nắp, sạch sẽ, em hãy nói một câu cảm để tỏ thái độ của mình với bạn? (1đ) M4
I. PHẦN VIẾT:
1. Chính tả: (2 điểm – 15 phút)
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SHD TV4 – T2B, trang 43) đoạn từ “Ôi chao!... như còn đang phân vân”
II.Tập làm văn:(8 điểm)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
B.HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ– CHO ĐIỂM
MÔN : TIẾNG VIỆT ( đọc hiểu )
Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
A |
|
Điểm |
0,5 |
0,5 |
1,0 |
0,5 |
0,5 |
Câu 6: (0,5 đ) HS nối được:
Câu 7: (0,5 đ) HS điền được:
Hôm qua, xã em vừa đào một con mương
Câu 8: (1đ)Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn.
Câu 8: Tác giả tả vẻ đẹp, hương vị dặc sắc của cây sầu riêng ( 1đ)
Câu 9: HS có thể đặt câu (1đ)
VD. Chà, phòng ngủ của bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá!
HƯỚNG DẪN CHẤM
TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 4 – CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2016 – 2017
Chính tả
I - Chính tả: (2 điểm).
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm
II - Tập làm văn: (8 điểm).
- Nội dung (1,5 điểm)
- Kĩ năng (1,5 điểm)
- Cảm xúc (1 điểm)
Chữ viết, chính tả(0,5 điểm)
Dùng từ, đặt câu(0,5 điểm)
Sáng tạo (1 điểm)
TRƯỜNG TH:……………………….
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM
MÔN TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 4
NĂM HỌC 2016 - 2017
Thời gian: 50 phút
1. Chính tả: (2 điểm – 15 phút)
Đề bài:
Giáo viên đọc cho học sinh (nghe viết) một đoạn trong bài “Con chuồn chuồn nước” (SGK TV4 – T2 trang 127).
Con chuồn chuồn nước
Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu. Chú đậu trên một cành lộc vừng ngả dài trên mặt hồ. Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân.
Nguyễn Thế Hội
II.Tập làm văn:(8 điểm)
Đề bài: Tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích.
HƯỚNG DẪN CHẤM
TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 4 – CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2016 – 2017
Chính tả
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định trừ: 0,5 điểm.
Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài (nếu phạm 1 nội dung trừ 0,25 điểm).
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 4 – CUỐI NĂM
NĂM HỌC 2016 - 2017
Tập làm văn
1. Nội dung: (2,5 điểm).
a. Mở bài: (0,25 điểm).
Giới thiệu được con vật (được nuôi ở nhà em hay em được nhìn thấy).
b. Thân bài: (2 điểm).
- Tả hình dáng: đầu, mắt, tai, mõm, lông…(1 điểm).
- Tả thói quen sinh hoạt và các hoạt động chính: lúc ăn, ngủ…(1 điểm).
* Lưu ý: trong phần thân bài, học sinh có thể không làm rạch ròi từng phần mà có
thể lồng ghép, kết hợp các ý trên.
c. Kết luận: (0,25 điểm
- Ích lợi của con vật và suy nghĩ của bản thân.
2. Hình thức: (0,5 điểm).
- Đúng thể loại, bài viết có ý tưởng phong phú, hay: (0,25 điểm).
- Nếu bài văn có chữ viết đẹp, dưới 3 lỗi chính tả: (0,25 điểm).
Tuyensinh247.com
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm