Cập nhật lúc: 09:59 18-04-2017 Mục tin: Đề thi học kì 2 lớp 5
Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt
I /Phần Đọc Thành Tiếng(:5đ).
Giáo viên yêu cầu học sinh lên bốt thăm đọc bài, bốt được thăm nào đọc thăm đó và trả lời câu hỏi tương ứng với đoạn đọc.
Thăm 1.Bài tiếng rao đêm : đoạn đọc “gần như đêm nào ……………………………….não ruột.”tr30”
Câu hỏi:tácgiả nnghe thấy tiếng rao của người bán bánh giò vào những lúc nào ?
Thăm 2: Bài: Công việc đầu tiên. Đoạn đọc : “Một hôm…………………………. Em không biết giấy gì. ‘ tr126”
Câu hỏi: Công việc đầu tiên anh Ba giao cho chị ?
Thăm 3 . Bài : Út Vịnh . Đoạn đọc “ nha Út Vịnh ø ………..lên tàu . “tr 136”
Câu hỏi: Đoạn đường gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có sự cố gì?.
Thăm 4.Bài: Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em : đoạn đọc “trẻ em có quyền ……………………………….phù hợp với lứa tuổi. “ Tr145”
Câu hỏi:Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em ViệtNam ?
II.Đọc thầm và trả lời câu hỏi ( 5đ):
Cây gạo ngoài bến sông
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòa tán lá xuống mặt sông.Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoagạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về.Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bên sông bừng lên đẹp kỳ lạ.
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rẽ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã có thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông …. Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rẽ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn .
Thương và các bạn hồi hộp chờ sáng mai thế cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về hàng đàn …..Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo . Thương tin chắc là như thế .
- Dựa vào nội dung bài chọn ý trả lời đúng.
1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu ?
a/ Cây gạo già; thân cây xù xì , gai góc mốc meo; Thương và các bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa .
b/ Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh .
c/ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe lên được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
2. Dấu hiệu nào giúp thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi ?
a/ Cây gạo nở thêm một mùa hoa .
b/ Cây gạo xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời .
c/ Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn .
3. Trong chuỗi câu “ vào mùa hoa, cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì .” từ bừng nói lên điều gì ?
a/ Mọi vật bên sông vừa thức dậy sau giức ngủ .
b/ Mặt trời mọc làm bến sông sáng bừng lên.
c/ Hoa gạo nở làm bến sông sáng bừng lên.
4. Vì sao cây gạo buồn thiu , những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
a/ Vì sông cạn nước, thuyền bè không có .
b/ Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới .
c/ Vì có` kẻ đào cát dưới gốc cây gạo, làm rẽ cây trơ ra .
5.Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu cây gạo ?
a/ Lấy cát đổ đầy gốc cây gạo .
b/ Lấy đất phù sa đắp kín những rẽ cây bị trơ ra .
c/ Báo cho công an biết về hành động lấy cát bừa bãi của kẻ xấu .
6. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì ?
a/ Thể hiện tinh thần đoàn kết.
b/ Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường .
c/ Thể hiện thái độ dũng cảm.
7. Câu nào dưới dây là câu ghép ?
a/ Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo .
b/ Cây gạo buôn thiu , những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
c/ Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm được một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì , gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió .” được nối với nhau bằng cách nào ?
a/ Nối bằng từ “ vậy mà ”.
b/ Nối bằng từ “ thì ”.
c/ Nối trực tiếp ( không dùng từ nối )
9. Trong chuỗi câu “ Chiều nay, đi học về,Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm ….”, câu in đậm liên kết câu với câu đứng trước nó bằng cách nào ?
a/ Dùng từ nối và lặp từ ngữ .
b/ Dùng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ .
c/ Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ .
10 . Dấu phẩy trong câu “ Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo.”có tác dụng gì ?
a/ Ngăn cách các vế câu .
b/ Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ .
c/ Ngăn cách các từ cùng làm vịn ngữ .
III. TIẾNG VIỆT PHẦN VIẾT (10 Đ)
1/ Chính tả (.5 đ) ( thời gian 18 phút )
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: cây trái trong vườn bác
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôi nguôi . Vị khế ngọt Ba Đình .Hồng xiêm Xuân đỉnh cdát mịn, Bưỏi đỏ Mê linh … Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưỏi Biên Hoà . Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế. Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình. Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình Ca.
Theo Võ Văn Trực
2/ Tập làm văn (5đ) ( thời gian 35 phút )
Đề bài : Em hãy tả một người thân trong gia đình ( hoặc họ hàng ) của em .
I. Đọc Thành Tiếng
Thăm 1: Trả lời: vào các đêm khuya tĩnh mịch .
Thăm 2: Trả lời. Rải truyền đơn.
Thăm 3: Trả lời.Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy , lúc thì ai đó thảo cả ốc gắn các thanh ray .Lắm khi, có trẻ chăn trâu nắm đá lên tàu.
Thăm 4: Trả lời: Điều 15, Điều 16, Điều 17 .
II. phần đọc hiểu (5 điểm)
Câu
|
1 0,5đ |
2 0,5đ
|
3 0,5đ |
4 0,5đ |
5 0,5đ |
6 0,5đ |
7 0,5đ |
8 0,5đ |
9 0,5đ |
10 0,5đ |
Đáp án |
a |
b |
c
|
c
|
b
|
b
|
b
|
a |
a
|
c |
III/ PHẦN VIẾT:(10 điểm)
1/Chính tả( 5đ)
-Bài viết, đúng đẹp chữ viết đúng khoảng cách đạt (5 đ).
Học sinh viết sai 2 lỗi trừ( 0,5 đ).
Học sinh viết sai quá 5 lỗi chỉ đạt 1đ toàn bài
2/ Tập làm văn (5 đ )
2.1. Phần mở bài : ( 1 đ ).
- Học sinh giới thiệu được người mình tả, ở đâu , làm gì .
2.2. Phần thân bài : ( 3 đ ).
- Học sinh tả được bao quát người mình sẽ tả .
- Diễn tả được hình dáng, tính tìn , hoạt động của người mình tả .
- Biết dùng từ tả người chính xác hay và hấp dẫn.
- Học sinh biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá để miêu tả.
- Câu văn hay,mỗi đoạn văn phải liên kết nhau bằng câu mở đoạn.
2.3. Phần kết bài : ( 1 đ ).
- Nêu lên cảm nghĩ của mình về người mình đã tả.
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU( 5 ĐIỂM )
BUỔI SÁNG MÙA HÈ TRONG THUNG LŨNG
... Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả. Ngoài suối, tiếng chim cuốc vọng vào đều đều... Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gío từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn...Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả...
Nắng vàng lan nhanh xuống chân núi rồi rải vội lên đồng lúa. Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm. Trên những đồng lúa chín vàng, bóng áo chàm và nón trắng nhấp nhô, tiếng nói tiếng cười nhộn nhịp vui vẻ...
HOÀNG HỮU BỘI
B. Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1/ Đoạn văn trên được tả theo thứ tự nào ?
A. Thời gian
B. Không gian
C. Cả A và B đều đúng
2/ Trong các câu sau: “Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.” Cho biết điều gì?
A. Mọi người đã thức giấc.
B. Trời chưa sáng.
C. Cả A và B đều đúng
3/ Câu nào dưới đây là câu ghép ?
A. Trên mấy cây cao cạnh nhà, ve đua nhau kêu ra rả.
B. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
C. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải trên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn.
4/ Dấu phẩy trong câu: “ Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.” Có tác dụng gì ?
A. Ngăn cách các vế câu ghép
B. Ngăn cách các từ cùng làm vị ngữ
C. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ
5/ Từ đồng nghĩa với Bà con xã viên trong câu: “Bà con xã viên đã đổ ra đồng cấy mùa, gặt chiêm.”
A. Đồng bào
B. Nhân dân
C. Nông dân
I/ PHẦN VIẾT: (10 ĐIỂM)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài:
Mầm non
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá nhỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm ép lặng im .
Mầm non mắt lim dim
Cố nhìn qua kẽ lá
Thấy mây bay hối hả
Thấy lất phất mưa phùn
Rào rào trận lá tuôn
Rải vàng đầy mặt đất
Rừng cây trông thưa thớt
Như chỉ cội với cành ….
Một chú thỏ phóng nhanh
Chẹn nấp vào bụi vắng
Và tất cả im ắng
Từ ngọn cỏ, làn rêu..
Chợt một tiếng chim kêu:
- Chiếp ,chiu, chiu! Xuân tới !
Tức thì trăm ngọn suối
Nổi róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy ….
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc.
VÕ QUẢNG
1/TẬP LÀM VĂN (5 ĐIỂM)
Đề bài : Em hãy tả một người bạn thân của em đang học bài.
PHẦN : ĐỌC – HIỂU, LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( 5 điểm )
( điểm của phần này cộng với điểm đọc thành tiếng 5 điểm ghi vào cột điểm đọc)
Mỗi ý đúng được 1 điểm
Câu 1 : ý C. Cả A và B đều đúng
Câu 2 : ý C. Cả A và B đều đúng
Câu 3 : ý B. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Câu 4 : ý A. Ngăn cách các vế câu ghép
Câu 5 : ý C. Nông dân
II/ PHẦN VIẾT:(10 điểm)
1/Chính tả( 5đ)
-Bài viết, đúng đẹp chữ viết đúng khoảng cách đạt (5 đ).
Học sinh viết sai 2 lỗi trừ( 0,5 đ).
Học sinh viết sai quá 5 lỗi chỉ đạt 1đ toàn bài
2/ Tập làm văn (5 đ )
2.1. Phần mở bài : ( 1 đ ).
- Học sinh giới thiệu được người mình tả, ở đâu , làm gì .
2.2. Phần thân bài : ( 3 đ ).
- Học sinh tả được bao quát người mình sẽ tả .
- Diễn tả được hình dáng, tính tìn , hoạt động của người mình tả .
- Biết dùng từ tả người chính xác hay và hấp dẫn.
- Học sinh biết dùng hình ảnh so sánh, nhân hoá để miêu tả.
- Câu văn hay,mỗi đoạn văn phải liên kết nhau bằng câu mở đoạn.
2.3. Phần kết bài : ( 1 đ ).
- Nêu lên cảm nghĩ của mình về người mình đã tả.
Tuyensinh247 tiếp tục cập nhật các phần tiếp theo môn Tiếng Việt học kì 2 lớp 5, các em thường xuyên theo dõi.
Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt tiểu học Trần Nhân Tông năm 2014
Tuyensinh247 Tổng hợp
>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm