Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2017 - 2018 TH Trần Thới 2

Cập nhật lúc: 23:13 07-11-2017 Mục tin: Đề thi giữa kì 1 lớp 5


Tham khảo Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Trần Thới 2 năm học 2017 - 2018 có đáp án chi tiết

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2017 - 2018 TH Trần Thới 2

ĐỀ BÀI

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh.

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ tuần 01 đến tuần 09, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi học sinh lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi học sinh đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7 điểm)

a. Đọc thầm bài văn sau:

ĐẤT CÀ MAU

Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.

Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quay quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…

Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn”hổ rình xem hát” này, con người phải thông minh và giàu nghị lực. Họ thích kể, thích nghe những huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây. Tinh thần thượng võ của cha ông được nung đúc và lưu truyền để khai phá giữ gìn mũi đất tận cùng này của Tổ quốc.

Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng khoanh tròn và hoàn thành các bài tập sau:

Câu 1: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường ? (0,5 điểm)

A. Mưa thường kéo dài cả ngày kèm theo sấm sét và gió mạnh.

B. Mưa đến rất đột ngột, dữ dội, chóng tạnh và thường kèm theo dông.

C. Mưa dầm dề, kéo dài và kèm theo gió rét.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2Cây cối trên đất Cà Mau  mọc ra sao ?  (0,5 điểm)

A. Cây cối mọc thưa thớt do dông bão thất thường.

B. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất để chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.

C. Cây cối mọc nhiều, tươi tốt, phát triển nhanh nhờ khí hậu ôn hòa.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 3: Dòng nào nêu đúng tính cách của người Cà Mau ?  (0,5 điểm)

A. Người Cà Mau thông minh, giàu nghị lực,

B. Người Cà Mau có tinh thần thượng võ..

C. Người Cà Mau thích kể và thích nghe những truyện kì lạ về con người.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 4: Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào ? (0,5 điểm)

A. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước.

B. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau.

C. Dựng nhà cửa dọc theo những con lộ lớn, san sát với nhau. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng.

D. Dựng nhà cửa sát với bìa rừng.

Câu 5: Câu nào dưới đây có từ “ăn” được dùng với nghĩa gốc ? (1 điểm) 

A. Cả gia đình tôi cùng “ăn” với nhau bữa cơm tối rất vui vẻ.

B. Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng “ăn” than.

C. Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước “ăn” chân.

D. Hòn đà bên đường bị nước “ăn” mòn.

Câu 6: Câu nào dưới đây có từ “đầu” được dùng với nghĩa chuyển ? (1 điểm)

A. Em đang đội mũ trên “đầu”.

B. “Đầu” hè lửa lựu lập lòe đơm bông.

C. Bạn An là học sinh giỏi đứng “đầu” khối lớp 5.

D. Em nằm ngủ thường bị ngoẹo “đầu”.

Câu 7: Em hãy ghi lại từ có tiếng “ hữu’’ theo yêu cầu sau :

a) 1 từ có tiếng hữu có nghĩa là “ bạn bè ”: (0,5 điểm)

b) 1 từ có tiếng hữu có nghĩa là “ có”: (0,5 điểm)

 Câu 8: Đặt 1 câu từ “nóng”  theo  nghĩa gốc; 1 câu từ “nóng” mang nghĩa chuyển:

 a) Nghĩa gốc: (1 điểm)

b) Nghĩa chuyển : (1 điểm)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc cho học sinh viết bài (Kì diệu rừng xanh). (Đoạn viết từ “Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu.... đến lá úa vàng như cảnh mùa thu”)

 (SGK Tiếng việt 5, tập 1, trang 75).

2. Tập làm văn:  (8 điểm) (25 phút)

Em hãy Tả một cơn mưa.

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt 2017 - 2018 TH Trần Thới 2

Môn: Tiếng việt

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 0,5 điểm

(Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm)

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm

(Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm)

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm

(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm)

d. Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm

(Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm)

* Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau:

Câu

1

2

3

4

5

6

Khoanh đúng

B

B

D

A

A

B và C

Điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 7(1 điểm)

a) Ví dụ : tiếng hữu có nghĩa là “ bạn bè ” :hữu nghị , hữu tình , thân hữu, bạn hữu …

b) Ví dụ : tiếng hữu có nghĩa là “ có ” : hữu hiệu , hữu dụng….

Câu 8(2 điểm)

a/ Nghĩa gốc :

VD :  Nước vẫn còn nóng, chưa uống được.

b/ Nghĩa chuyển :

VD :  Bố em là người nóng tính.

B – Kiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe - viết:  (2 điểm) (15 phút)

- GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút.

- Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm.

- Học sinh viết mắc từ 2  lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) : trừ 0,5 điểm.

Lưu ýNếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài.

2. Tập làm văn:  (8 điểm) (25 phút)

Đánh giá, cho điểm

- Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 8 điểm:

+ Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề (có mở bài, than bài, kết bài) một cách mạch lạc, có nội dung phù hợp theo yêu cầu của đề bài.

+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.

+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp.

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết.

* Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong tả cảnh.

Lưu ýHọc sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh.

Trong lúc ra đề cũng như hướng dẫn chấm không tránh khỏi sai sót, mong quý thầy cô chỉnh lại dùm thành thật cám ơn!. 

Phần bốc thăm

BàiThư gửi các học sinh     Trang 04

(Đọc từ đầu.........đến Vậy các em nghĩ sao ?)

Hỏi: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ?

BàiThư gửi các học sinh     Trang 04

 (Đọc từ Trong năm học tới đây..........đến hết bài)

Hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước ?

BàiThư gửi các học sinh     Trang 04

 (Đọc từ Trong năm học tới đây..........đến hết bài)

Hỏi: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì ?

BàiNghìn năm văn hiến   Trang 15

 (Đọc từ đầu .............đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ)

Hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ?

Bài: Nghìn năm văn hiến   Trang 15

 (Đọc từ Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu ..........đến hết bài)

Hỏi: Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hoá Việt Nam ?

Bài: Những con sếu bằng giấy        Trang 36 

 (Đọc từ đầu..........đến chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử)

Hỏi: Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào ?

Bài: Những con sếu bằng giấy        Trang 36 

(Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom ............ đến khi em mới gấy được 644 con)

Hỏi: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào ?

Bài: Những con sếu bằng giấy        Trang 36 

(Đọc từ Xúc động trước cái chết của em...........đến hết bài)

Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình ?

Bài: Những con sếu bằng giấy        Trang 36 

(Đọc từ Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom ............ đến khi em mới gấy được 644 con)

Hỏi: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô ?

Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai       Trang 54

(Đọc từ Ở nước này, người da trắng ..........đến tự do, dân chủ nào)

 Hỏi: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào ?

Bài: Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai       Trang 54

(Đọc từ Bất bình với chế độ a-pác-thai .........đến hết bài)

Hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?

Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít       Trang 58 

(Đọc từ đầu ..........đến “chào ngài”)

Hỏi: Câu chuyện xảy ra ở đâu, bao giờ ? Tên phát xít nói gì khi gặp những người trên tàu ?

 

 

Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít       Trang 58 

(Đọc từ Tên sĩ quan lừ mắt......đến điềm đạm trả lời)

Hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp ?

Bài: Tác phẩm của Si-le và tên phát xít       Trang 58    

(Đọc từ Nhận thấy vẻ ngạc nhiên......đến hết bài)

Hỏi: Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì ?

Bài: Kì diệu rừng xanh       Trang 75 

(Đọc từ đầu......đến lúp xúp dưới chân)

Hỏi: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì ?

Bài: Kì diệu rừng xanh       Trang 75 

(Đọc từ đầu......đến lúp xúp dưới chân)

Hỏi: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào ?

Bài: Kì diệu rừng xanh       Trang 75 

(Đọc từ Nắng trưa đã rọi xuống......đến không kịp đưa mắt nhìn theo)

Hỏi: Những muôn thú trong rừng được miêu tả như thế nào ?

Bài: Kì diệu rừng xanh       Trang 75 

(Đọc từ Sau một hồi len lách mải miết......đến hết bài)

Hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi” ? 

Theo TTHN

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp con lớp 5 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm