Cập nhật lúc: 10:10 11-10-2016 Mục tin: Đề thi giữa kì 1 lớp 9
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN
|
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 1/2 HỌC KÌ I Năm học 2014- 2015 Môn: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút)
|
Câu 1 (2,0 điểm):
Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong Truyện Kiều, đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình?
- Hãy chọn và phân tích một câu thơ (hoặc một đoạn thơ) trong đoạn trích để
làm nổi bật bút pháp nghệ thuật này dưới ngòi bút Nguyễn Du.
Câu 2 (3,0 điểm):
- Hãy kể tên các phương châm hội thoại đã học.
- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:
a) Nói nhảm nhí, vu vơ là /…/
b) Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là/…/
c) Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là /…/
d) Nói có căn cứ chắc chắn là /…/
e) Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…/
( nói mát; nói hớt; dây cà ra dây muống; nói móc; nói mò; nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói nhăng nói cuội, nói ra đầu ra đũa)
Cho biết mỗi từ ngữ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 3 (5,0 điểm):
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
…………..HẾT…………..
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DUY TIÊN
|
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 1/2 HỌC KÌ I Năm học 2014- 2015 Môn: NGỮ VĂN 9 (Thời gian làm bài: 90 phút)
|
Câu 1: (2,0 điểm)
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh là phương tiện miêu tả, tâm trạng là mục đích miêu tả. (0,5 đ)
- H/s chọn và phân tích một câu thơ (hoặc một đoạn thơ) trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích để làm nổi bật bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Yêu cầu:
+ Chọn hợp lí (Câu thơ hay đoạn thơ phải sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, phải truyền tải 1 nội dung tương đối trọn vẹn). (0,5 đ)
+ Phân tích được những đặc sắc của bút pháp tả cảnh ngụ tình trong câu (đoạn) thơ đã chọn. (1,0 đ)
Câu 2 (3,0 điểm):
- Các phương châm hội thoại đã học: (0,5 đ)
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm về chất
+ Phương châm quan hệ
+ Phương châm cách thức
+ Phương châm lịch sự
Lưu ý: Kể đúng cả 5 phương châm: 0,5 đ; đúng 3,4 phương châm: 0,25; chỉ kể được 1,2 phương châm: không cho điểm.
- Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống và phương châm hội thoại liên quan. (2,5 đ)
a. Nói nhảm nhí, vu vơ là nói nhăng nói cuội: phương châm về chất.
b. Nói nhằm châm chọc điều không hay của người khác một cách cố ý là nói móc: phương châm lịch sự.
c. Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa: phương châm cách thức.
d. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng: phương châm về chất.
e. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo: phương châm lịch sự.
Lưu ý: Mỗi ý đúng: 0, 5 đ, đúng được nửa ý (chỉ điền từ đúng hoặc tìm phương châm hội thoại liên quan đúng): 0,25 đ
Câu 3 (5,0 điểm):
Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
Yêu cầu kĩ năng:
- HS có kĩ năng tạo lập văn bản tự sự (kể chuyện tưởng tượng dưới hình thức viết thư).
- Kết hợp tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm…
- Không mắc lỗi diễn đạt, chính tả, văn viết trong sáng, có cảm xúc…
Yêu cầu kiến thức: HS cần:
- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người kể chuyện chính là bản thân mình (đồng thời cũng là nhân vật chính trong câu chuyện).
- Xây dựng cốt truyện:
+ Tình huống truyện: Là buổi về thăm trường cũ sau 20 năm xa cách.
+ Diễn biến: Tiến trình buổi về thăm trường (đến trường, thời gian ở lại trường và ra về)
(Diễn biến câu chuyện cần hấp dẫn, lôi cuốn, sâu sắc, có cảm xúc, đúng không gian và thời gian đề bài yêu cầu.Cần kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm…)
+ Kết thúc: Bối cảnh phút chia tay mái trường, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân…
- Xây dựng nhân vật:
+ Nhân vật tôi (người viết thư, người kể chuyện và là người về thăm trường cũ)
+ Các nhân vật khác (có thể có): người bạn học cũ, những nhân vật mà nhân vật tôi gặp gỡ trong buổi về thăm trường…
(Các nhân vật cần có sự sinh động về ngoại hình và chiều sâu nội tâm, sử dụng khéo léo các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm…)
Biểu điểm:
Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng tốt (hoặc tương đối tốt) các yêu cầu về kĩ năng cũng như kiến thức trong đáp án.
Điểm 2,5 đến 3,5: Bài viết đáp ứng các yêu cầu cơ bản về kĩ năng cũng như kiến thức (đúng thể loại, đúng nội dung) tuy nhiên sự vận dụng các yêu cầu chưa thật tốt.
Điểm 1-2: Bài viết đúng thể loại nhưng sơ sài, mắc nhiều lỗi, chưa đủ các yêu cầu, thiếu rõ ràng, mạch lạc. Còn vụng trong các kĩ năng…
Điểm 0: Lạc đề.
(Lưu ý chung: Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh; cần chủ động linh hoạt trong việc vận dụng tiêu chuẩn cho điểm. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, hoặc có những cảm nhận riêng nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đề bài thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn chấm.
Chỉ cho điểm tối đa nếu đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng (bài viết đủ ý, bố cục chặt chẽ, hoàn chỉnh, diễn đạt tốt, có cảm xúc, không hoặc mắc rất ít lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp, chữ viết cẩn thận). Những bài viết có cảm xúc, diễn đạt tốt, có sáng tạo cần được khuyến khích.
Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn theo nguyên tắc: điểm toàn bài làm tròn 0,5)
Tuyensinh247.com
>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm