Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 - THCS Nam Thượng

Cập nhật lúc: 09:09 18-01-2019 Mục tin: Đề kiểm tra 15 phút lớp 6


Các em cùng nhanh tay xem đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 của trường THCS Nam Thượng có đáp án chi tiết tại đây

Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 - THCS Nam Thượng

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột, đối xử:

     A. Hết sức tàn tệ, nộp nhiều loại thuế, phải học chữ Hán.

     B. Nộp nhiều loại thuế, cống nạp nặng nề, phải theo văn hóa Hán.

     C. Phải theo phong tục của người Hán, bỏ các phong tục của người Việt.

     D. Hết sức tàn tệ, nộp nhiều loại thuế, cống nạp nặng nề, phải theo phong tục của người Hán.

Câu 2. Âm mưu thâm độc nhất trong chính sách cai trị của nhà Hán là:

     A. Bắt nhân dân ta cống nộp sừng tê giác, ngà voi, những của ngon vật lạ.

     B. Bắt nhân dân ta đi lao dịch, xây dựng đường sá, cung điện...

     C. Đặt ra hàng trăm thứ thuế vô cùng tàn bạo.

     D. Đưa nhà Hán sang ở với người Việt.

Câu 3. Nguyên nhân cơ bản nhất của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đó là:

     A. Trả thù cho chồng bị Thi Sách giết hại.

     B. Khôi phục sự nghiệp của các vua Hùng.

     C. Đánh đuổi quân xâm lược Hán giành lại độc lập.

     D. Cả ba lí do trên đều đúng.

Câu 4. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở?

     A. Ba Vì (Hà Tây).                        B. Tam Đảo (Vĩnh Phúc),

     C. Hát Môn (Hà Tây)                    D. Đan Phượng (Hà Tây).

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào:

     A. Mùa đông năm 40.                   B. Mùa xuân năm 40.          

     C. Mùa hè năm 40.                      D. Mùa thu năm 40.

Câu 6. Việc nhân dân khắp nơi kéo quân về Mê Linh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã nói lên:

A. Ách thống trị của nhà Hán tàn bạo, khiến mọi người đều căm giận và nổi dậy.

     B. Mê Linh, vùng đất thuận lợi cho xây dựng căn cứ.

     C. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng đông.

     D. Nhà Hán suy yếu.

Câu 7. Sau khi đánh chiếm Mê Linh (Vĩnh Phúc), nghĩa quân của Hai Bà Trưng đánh chiếm:

     A. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây).

     B. Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), Hát Môn (Phú Thọ, Hà Tây).

     C. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

     D. Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Câu 8. Tướng giặc Hán nếm lấy thất bại trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, phải chạy trốn về nước đó là:

     A. Tích Quang.                              B. Tô Định,

     C. Thoát Hoan.                              D. Lưu Hoằng Tháo.

Câu 9. Sắp xếp theo thứ tự nơi nào đă diễn ra cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

     A. Mê Linh - Long Biên - Cổ Loa - Luy Lâu.

     B. Mê Linh - Hát Môn - Luy Lâu – Cổ Loa.

     C. Mê Linh - Hát Môn - Cổ Loa - Luy Lâu.

     D. Hát Môn - Mê Linh - Cổ Loa - Luy Lâu.

Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi nhanh chóng vì:

     A. Được nhân dân khắp nơi ủng hộ ngựa, voi, lương thực.

     B. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân.

     C. Tài chỉ huy của Hai Bà Trưng, nghĩa quân chiến đấu dũng cảm.

     D. Nhân dân ủng hộ, nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, Hai Bà Trưng chỉ huy tài giỏi.

Câu 11. Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, tháng 2 năm 42, cử Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta gồm:

     A. Một vạn quân tinh nhuệ, một nghìn xe, thuyền các loại.

     B. Hai vạn quân tinh nhuệ, hai nghìn xe, thuyền các loại.

     C. Năm vạn quân tinh nhuệ, năm nghìn xe, thuyền các loại.

     D. Mười vạn quân tinh nhuệ, hàng nghìn xe, thuyền các loại.

Câu 12. Người lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa đánh quân xâm lược Hán vào năm 40:

     A. Triệu Thị Trinh.                             B. An Dương Vương.

     C. Lý Thường Kiệt.                            D. Trưng Trắc - Trưng Nhị.

Câu 13. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng đánh bại quân xâm lược:

A. Nhà Hán.                               B. NhàTuỳ.

     C. Nhà Ngô.                                          D. Nhà Lương.

Câu 14. Khi Mã Viện truy đuổi ráo riết, Hai Bà Trưng phải:

     A. Rút quân về Cổ Loa.               B. Rút quân về Mê Linh.

     C. Rút quân về Cẩm Khê.             D. Rút quân về Lãng Bạc.

Câu 15. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta duới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng chống quân xâm lược nhà Hán bị thất bại vào:

A. Năm 42.                                B. Năm 43.

     C. Năm 44.                                D. Năm 45.

Câu 16. Chi tiết dưới đây nói lên tinh thần chiến đấu dũng cảm bất khuất của nghĩa quân Hai Bà Trưng:

A. Giao chiến quyết liệt ở Lãng Bạc.

     B. Ra sức cản địch, giữ vừng xóm làng, từng tất đất.

     C. Hi sinh oanh liệt trên đất Cẩm Khê.

     D. Cả ba chi tiết trên đúng.

Câu 17. Hàng năm, chúng ta kỉ niệm Hai Bà Trưng vào ngày tháng:

A. Ngày 10 tháng 3 âm lịch.

B. Ngày 10 tháng 3 dương lịch.

     C. Ngày kỉ niệm 8 tháng 3 âm lịch.

     D. Vào dịp kỉ niệm ngày 8 tháng 3 dương lịch.

Câu 18. Tại sao sau này khi nhớ lại cuộc giao chiến quyết liệt với quân ta ở Lãng Bạc, Mã Viện vẫn không hết kinh hoàng?

A. Vì thời tiết ở đây quá khắc nghiệt.

B. Vì lúc đó Mã Viện quá sợ hãi, mệt mỏi, suýt bỏ mạng.

     C. Sợ hãi trước tinh thần chiến đấu dũng cảm của ta, một tướng giặc đã bỏ mạng.

     D. Vì lúc đó Mã Viện tưởng không thoát được trước khí thế của quân Hai Bà Trưng.

Câu 19. Hai Bà Trưng phải tự vẫn vì:

A. Kẻ thù truy đuổi ráo riết, tự vẫn để giữ trọn khí tiết của mình.

B. Kẻ thù truy đuổi, không có con đường nào thoát.

     C. Khi rút về Cẩm Khê, Hai Bà Trưng bị kẻ thù bao vây.

     D. Hai Bà Trưng chống đỡ không nổi trước sự truy đuổi của giặc.

Câu 20. Nhà Hán đã dùng những thủ đoạn để “đồng hoá ” dân tộc ta là:

     A. Tiếp tục tăng cường đưa người Hán sang Giao Châu.

B. Buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán.

     C. Buộc dân ta phải tuân theo pháp luật và phong tục tập quán người Hán.

     D. Tất cả những thủ đoạn trên.

Câu 21. Nhà Hán nắm độc quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao vì:

     A. Trung Quốc thiếu nguyên liệu sắt.

     B. Bắt dân ta khai thác để đem về Trung Quốc.

     C. Hạn chế phát triển sản xuất và sử dụng sắt làm vũ khí chống lại chúng của nhân dân ta.

     D. Trung Quốc thiếu nguyên liệu sắt, bắt dân ta khai thác để đem về nước.

Câu 22. Mặc dù bị nhà Hán tìm mọi cách hạn chế và kiểm soát gắt gao về sử dụng đố sắt, nhưng nghề rèn sắt vẫn phát triển vì:

     A. Do nhu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành độc lập.

     B. Do nhân dân ta vẫn khai thác được sắt.

     C. Do công cụ sắt sắc, bền và cứng hơn đồng.

     D. Do nguyên liệu sắt quý hiếm nhưng dễ khai thác.

Câu 23. Căn cứ để khẳng định nghề rèn sắt ở nước ta lúc đó vẫn phát triển:

     A. Những chi tiết phát hiện trong các di chỉ, mộ cổ, truyền thuyết Thánh Gióng.

     B. Nhiều công cụ bằng sắt vẫn được nhân dân ta sản xuất.

     C. Do yêu cầu của cuộc sống.

     D. Nhiều lò rèn sắt vẫn được nhân dân ta duy trì.

Câu 24. Những chi tiết chứng tỏ mặc dù bị chính quyền đô hộ kìm hãm nhưng sản xuất nông nghiệp của nhân dân Giao Châu vẫn phát triển:

     A. Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.

     B. Trồng hai vụ lúa trong một năm.

     C. Trồng đủ loại cây và quan tâm đến kĩ thuật trồng trọt.

     D. Cả ba ý trên đúng.

Câu 25. Kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người Giao Châu lúc bấy giờ là:

     A. Kĩ thuật ghép cây.

     B. Trồng cam trên đất đồi.

     C. Kĩ thuật "dùng côn trùng diệt côn trùng".

     D. Chống sâu bọ đục.

Câu 26. Bên cạnh nghề rèn sắt, nhân dân Giao Châu vẫn tiếp tục phát triển nghề:

     A. Nghề đúc đồng.                              B. Nghề gốm, nghề dệt vải.

     C. Nghề luyện kim.                             D. Nghề xây dựng.

Câu 27. Hoàn cảnh nổ ra cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

     A. Dân ta không cam chịu chính sách thống trị dã man, tàn bạo của quân Ngô.

     B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với giặc Ngô.

     C. Kẻ thù suy yếu, mâu thuẫn nội bộ lục đục.

     D. Sự dũng cảm mưu trí của anh em họ Triệu.

Câu 28. Triệu Thị Trinh tập hợp nghĩa quân khởi nghĩa năm:

     A. Năm 17 tuổi.                          B. Năm 18 tuổi.

     C. Năm 19 tuổi.                          D. Năm 20 tuổi.

Câu 29. Khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ vào:

     A. Năm 40.                                B. Năm 248.

     C. Năm 248.                               D. Năm 542.

Câu 30. Điền cụm từ còn thiếu vào ô trống trong đoạn câu sau: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi, đánh ………………….đuổi, cởi ách nô lệ, đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”

     A. Quân Tần giành lại giang sơn.

     B. Quân Hán giành lại giang sơn. 

     C. Quân Ngô giành lại giang sơn.

     D. Quân Minh giành lại giang sơn.

Câu 31. Khi ra trận Bà Triệu thường ăn mặc:

     A. Mặc áo giáp, đi guốc ngà, cưỡi voi.

     B. Mặc áo giáp, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi.

     C. Mặc áo giáp, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi ngựa.

     D. Mặc áo giáp, cài trâm vàng, cưỡi ngựa.

Câu 32. Triệu Thị Trinh cùng anh là Triệu Quốc Đạt đã hô hào nhân dân vùng nào nổi dậy khởi nghĩa?

     A. Cửu Chân.                                B. Nhật Nam.

     C. Hợp Phố.                                  D. Giao Chỉ.

Câu 33. Lý Nam Đế mong muốn điều gì khi đặt tên nước là Vạn Xuân:

A. Sự trường tồn của dân tộc, mãi có những mùa xuân đẹp, hoà bình, nhân dân yên vui.

B. Mong muốn đất nước mãi có những mùa xuân đẹp, hoà bình, nhân dân yên vui.

     C. Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc.

     D. Mong muốn đất nước thái bình hưởng vạn mùa xuân đẹp.

Câu 34. Kinh đô của nước Vạn Xuân được Lý Bí đặt ở:

A. Cổ loa (Hà Nội).                           B. Mê Linh (Vĩnh Phúc).

    C. Văn Lang (Bạch Hạc Phú Thọ).      D. Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội)

Câu 35. Sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Bí thành lập triều đình với hai ban văn, võ. Vậy ai là người giúp vua cai quản mọi việc?

A. Triệu Túc.                                     B. Tinh Thiều.

C. Phạm Tu.                                      D. Triệu Quang Phục.

Câu 36. Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến vì:

A. Đây là nơi hiểm yếu, đi lại khó khăn.

     B. Là nơi rất thuận lợi cho cuộc chiến du kích và phát triển lực lượng.

     C. Là nơi địch khó phát hiện ra.

D. Là nơi dễ sử dụng lối đánh nghi binh.

Câu 37. Người lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường vào năm 722:

A. Mai Thúc Loan.                           B. Phùng Hưng.

C. Lý Tự Tiên, Đinh Kiến.                D. Dương Thanh.

Câu 38. Người lãnh đạo nghĩa quân vây thành làm cho viên quan đô hộ nhà Đường là Cao Chính Bình phải cổ thủ trong thành sinh bệnh mà chết:

     A. Lý Nam Đế.                               B. Triệu Quang Phục.

     C. Mai Thúc Loan.                          D. Phùng Hưng.

Câu 39. Người Chăm theo đạo:

     A. Đạo Nho, Đạo Phật.                    B. Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa.

     C. Đạo Bà La Môn, Đạo Phật.        D. Đạo Nho, Đạo Bà La Môn.

Câu 40. Nhà Lương mở cuộc tấn công đánh quân Lý Bí lần thứ hai vào:

     A. Đầu năm 542.                             B. Cuối năm 542.

     C. Đầu năm 543.                              D. Cuối năm 543.

Đáp án đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 - THCS Nam Thượng

Theo TTHN

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm