Cập nhật lúc: 19:49 06-04-2016 Mục tin: Đề thi học kì 2 lớp 12
Xem thêm: Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Hóa
TRƯỜNG THPT TRƯƠNG ĐỊNH KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH:2014-2015)
MÔN : HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài : 60 phút
( Cho C = 12, H = 1 , O = 16, N = 14, Fe = 56, Cr = 52, Mg = 24, Al = 27, Na = 23, K = 39, Ag = 108, Zn = 65, Cu = 64, Cl = 35.5, S = 32 )
Câu 1: Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3. Cho một luồng CO đi qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng.Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 64 gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,4. Tính giá trị m.
A. 105,6 gam. B. 35,2 gam. C. 70,4 gam. D. 140,8 gam.
Câu 2 : Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344 lít. B. 1,49 lít. C. 0,672 lít. D. 1,12 lít.
Câu 3: Có các dung dịch đựng riêng biệt trong các ống nghiệm: (NH4)2SO4, NaHCO3, Na2S, FeCl2, NaHSO4, Cr(NO3)3, ZnCl2, K2CO3, Al2(SO4)3. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào các dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là :
A. 4. B. 6. C. 5 D. 7.
Câu 4: Cấu hình electron của một ion X3+ là: 1s22s22p63s23p63d5. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuốc:
A. Chu kỳ 4, nhóm II B B. Chu kỳ 4, nhóm VIII B
C. Chu kỳ 4, nhóm VIII A D. Chu kỳ 3, nhóm VIII B
Câu 5: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong 1 dung dịch là
A. NH4+, Fe3+, OH-, NO3-. B. Pb2+, K+, Cl-, SO42-. C. Ag+, Mg2+, PO43-, SO42-. D. Al3+, K+, H+, Cl-.
Câu 6: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Al2O3 + 2NaOH → NaAlO2+ H2O B. Al2O3 +3CO → 2Al +3CO2
C. NaAlO2 +CO2 + H2O→ Al(OH)3 + NaHCO3 D. Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2
Câu 7: Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỷ lệ mol là 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản shẩm khử X duy nhất chứa nitơ. X là:
A. N2O B. N2 C. NO D. NH4+
Câu 8: Cho hỗn hợp CuO và Fe vào dung dịch HNO3 loãng nguội thu được dung dịch X, chất khí Y và một chất rắn không tan Z. Cho NaOH vào dung dịch X được kết tủa T. Kết tủa T chứa :
A. Fe(OH)2 B. Cu(OH)2
C. Fe(OH)3 và Cu(OH)2 D. Fe(OH)2 và Cu(OH)2
Câu 9: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+ B. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+
Câu 10: Cho các chất sau: Al, CrO, NaHCO3, Al(OH)3, (NH4)2CO3. Số chất tác dụng được với dung dịch KOH và dung dịch HCl là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
Câu 11: Cấu hình electron nào sau đây là của cation Ca2+ (Biết Ca có số thứ tự 20).
A. 1s22s22p63s23p63d2 B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p64s2 D. 1s22s22p63s23p64s23d2
Câu 12: Trong dd X có chứa các ion sau: Na+ , Cl- , Cu2+ , SO42- , Mg2+ . Các ion không bị oxi hóa hoặc bị khử trong quá trình điện phân dung dịch là :
A. Na+ , SO42- B. Na+ , SO42- , Mg2+
C. Na+ , Mg2+ D. Na+ , Cu2+ ,Cl- , SO42-
Câu 13: Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7. B. 2. C. 1. D. 6.
Câu 14: Một hỗn hợp gồm hai bột kim loại Mg và Al được chia thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1: cho tác dụng với HCl dư thu được 3,36 lít H2.
- Phần 2: hoà tan hết trong HNO3 loãng dư thu được V lít một khí không màu, hoá nâu trong không khí (các thể tích khí đều đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lít. B. 3,36 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.
Câu 15: Câu phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường, tất cả kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
B. Khi đun nóng ở nhiệt độ cao tất cả muối cacbonat của kim loại kiềm thổ đều bị phân hủy.
C. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ
D. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần
Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Fe và Cu như sau:
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O2 đun nóng
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nguội
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl có mặt khí O2
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3
Thí nghiệm mà Fe và Cu đều bị oxi hóa là:
A. (a), (c), (d) B. (a), (b), (d) C. (b), (c), (d) D. (a), (b), (c)
Câu 17: Cho các phản ứng hoá học sau
(1) Al2O3 + dung dịch NaOH → (2) Al4C3 + H2O →
(3) dung dịch NaAlO2 + CO2 → (4) dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3 →
(5) dung dịch AlCl3 + dung dịch NH3 → (6) Al + dung dịch NaOH →
Số phản ứng có sự tạo thành Al(OH)3 là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 18: Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu 19: Cho 5,4g Al vào 1000ml dung dịch KOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thể tích khí H2 (đktc) thu được là
A. 4,48 lít B. 0,448 lít C. 6,72 lít D. 0,224 lít
Câu 20: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. thạch cao khan. B. thạch cao sống. C. đá vôi. D. thạch cao nung.
Câu 21: Cho 3,04g hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với axit HCl thu được 4,15g hỗn hợp muối clorua. Khối lượng của mỗi hiđroxit trong hỗn hợp lần lượt là
A. 1,17g và 2,98g B. 1,12g và 1,6g C. 1,12g và 1,92g D. 0,8g và 2,24g
Câu 22: Cho 7.2 gam kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 6.72 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2, có tỉ khối so với H2 là 19. Kim loại M là:
A. Mg. B. Cu. C. Fe. D. Mn
Câu 23: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước
Câu 24: Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng ?
A. Mg(NO3)2 B. CaCO3 C. CaSO4 D. Mg(OH)2
Câu 25: Để phân biệt 2 dung dịch AlCl3 và ZnSO4 có thể dùng bao nhiêu dung dịch trong số các dung dịch sau: dung dịch NaOH, dung dịch Ba(OH)2, dung dịch NH3, dung dịch BaCl2, dung dịch Na2S
A. 3 dung dịch B. 2 dung dịch C. 4 dung dịch D. cả 5 dung dịch
Câu 26: Đốt 1 lượng nhôm (Al) trong 6,72 lít O2. Chất rắn thu được sau phản ứng cho hoà tan hoàn toàn vào dung dịch HCl thấy bay ra 6,72 lít H2 (các thể tích khí đo ở đkc). Khối lượng nhôm đã dùng là
A. 8,1gam. B. 16,2gam. C. 18,4gam. D. 24,3gam.
Câu 27 : Khi các vật dụng bằng gang để trong không khí ẩm, xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa. Tại cực (+), quá trình nào sau đây xảy ra?
A. O2 + 2H2O + 4e → 4OH- B. 2H2O + 2e → 2OH- + H2
C. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 D. Fe → Fe2+ + 2e
Câu 28: Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA ?
A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử B. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất D. Bán kính nguyên tử
Câu 29: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 2,52 gam. B. 2,22 gam. C. 2,62 gam. D. 2,32 gam.
Câu 30: Có 5 dung dịch riêng biệt là: CuCl2, FeCl3, AgNO3, HCl và HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là:
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 31: Cho phương trình phản ứng
Fe(NO3)2 + KHSO4→ Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O
Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:
A. 43 B. 21 C. 27 D. 9
Câu 32: Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Lấy một lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol Al; 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X cho tới khí phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại.Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ của hai muối là
A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,42M. D. 0,45M.
B. PHẦN RIÊNG : Thí sinh chọn một trong hai phần
PHẦN CƠ BẢN : ( Từ câu 33 đến câu 40 )
Câu 33: Cho 1 luồng khí H2 dư lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit nung nóng như hình vẽ sau:
Các ống nào có phản ứng xảy ra là
A. ống 2, 4, 5. B. ống 2, 3, 4. C. ống 1, 2, 3. D. ống 2, 4.
Câu 34: Có các phát biểu sau:
(1) Đồng có thể tan trong dung dịch HCl có mặt oxi.
(2) Muối Na2CO3 dễ bị nhiệt phân huỷ.
(3) Hỗn hợp Cu và Fe2O3 có số mol bằng nhau sẽ tan hết được trong dung dịch HCl dư.
(4) Khi pin điện hóa Zn – Cu phóng điện, thì độ tăng và giảm khối lượng của 2 điện cực luôn bằng nhau.
(5) Kim loại Na, K, Ba đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Số câu phát biểu đúng là:
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 35: Cho các mệnh đề sau:
(1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
(2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch Na2CO3
(3) Có thể phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng
(4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl
(5) Có thể dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời
Số mệnh đề đúng là:
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 36: Trong một cốc nước có chứa:
0,01 mol Na+; 0,01 mol Ca2+ ; 0,02 mol Mg2+ ; 0,02 mol Cl-; 0,05 mol HCO3-.
Nước trong cốc thuộc loại nào sau đây?
A. Nước mềm B. Nước cứng vĩnh cửu
C. Nước cứng tạm thời D. Nước cứng toàn phần
Câu 37: Cho 31,2g hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
A. 16,2g và 15g B. 10,8g và 20,4g C. 6,4g và 24,8g D. 11,2g và 20g
Câu 38: Cho m gam K vào 200g H2O thu được dung dịch có nồng độ là 2.748%. Giá trị của m là :
A. 7.8g B. 3.8g C. 39g D. 3.9g
Câu 39: Những tính chất nào sau đây không phải của NaHCO3 :
1. Kém bền nhiệt 5.Thuỷ phân cho môi trường kiềm yếu
2. Tác dụng với bazơ mạnh 6.Thuỷ phân cho môi trường kiềm mạnh
3. Tác dụng với axit mạnh 7. Thuỷ phân cho môi trường axit
4. Là chất lưỡng tính 8. Tan ít trong nước
A. 1, 2, 3 B. 4, 6 C. 1, 2, 4 D. 6, 7
Câu 40: Hòa tan 6,25 gam hỗn hợp Zn và Al vào 275 ml dung dịch HNO3 thu được dung dịch A, chất rắn B gồm các kim loại chưa tan hết cân nặng 2,516 gam và 1,12 lít hỗn hợp khí D (ở đktc) gồm NO và NO2. Tỉ khối của hỗn hợp D so với H2 là 16,75. Tính nồng độ mol/l của HNO3 và tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
A. 0,65M và 11,794 gam. B. 0,65M và 12,35 gam.
C. 0,75M và 11,794 gam. D. 0,55M và 12.35 gam.
PHẦN NÂNG CAO ( Từ câu 41 đến câu 48 )
Câu 41: Người ta điện phân muối clorua của một kim loại hóa trị II ở trạng thái nóng chảy sau một thời gian ở catôt 8 gam kim loại , ở anot 4,48 lit khí ở (đktc) .Công thức nào sau đây là công thức của muối.
A. MgCl2 B. CaCl2 C. CuCl2 D. BaCl2
Câu 42: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo dư.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 loãng.
(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (III)?
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 43: Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat
B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước
Câu 44: Trong các phát biểu sau :
(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
(6) Cs là kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
(7).Thêm HCl dư vào dung dịch Na2CrO4 thì dung dịch chuyển sang màu da cam
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2 C. 5. D. 4.
Câu 45: Cho sơ đồ sau :
Các chất X, Y, Z, T, M, N đều là các hợp chất chứa crom. Vậy chất Y và N lần lượt là:
A. Cr(OH)3; Na2CrO4 B. Cr(OH)2; Na2CrO4
C. Cr(OH)3; Na2Cr2O7 D. Cr(OH)2; Na2Cr2O7
Câu 46: Đốt cháy 5,6 gam bột Fe trong bình đựng O2 thu được 7,36 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4 và Fe. Hòa tan hoàn toàn lượng hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2. Tỉ khối của B so với H2 bằng 19. Thể tích V ở đktc là
A. 672 ml. B. 336 ml. C. 448 ml. D. 896 ml.
Câu 47: Cho 1,35 gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít NO và NO2 (đktc) có khối lượng mol trung bình là 42,8. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là:
A. 9,65 gam B. 7,28 gam C. 4,24 gam D. 5,69 gam
Câu 48: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư; (b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;
(c) Cho dd AgNO3 tác dụng với dd Fe(NO3)2 dư; (d) Cho Na vào dung dịch MgSO4;
(e) Nhiệt phân AgNO3; (f). Điện phân dung dịch CuSO4.
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Tuyensinh247.com
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
Các bài khác cùng chuyên mục
Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm