Đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2015 môn Hóa - THPT Phan Đăng Lưu

Cập nhật lúc: 10:56 23-01-2016 Mục tin: Đề thi học kì 2 lớp 12


Đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2015 môn Hóa - THPT Phan Đăng Lưu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thi kết thúc học kì 2 cho học sinh khối 12. Các em theo dõi đề thi và đáp án bên dưới:

     

       Cho nguyên tử khối: Na = 23;Mg = 24 ; Al = 27 , K = 39 ; Ca = 40 ; Ba = 137 ; Fe = 56 ; Cr = 52 ;

Ag = 108 ; Zn = 65; Cu = 64; Ni = 59 ; Sn = 119; I = 127 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; H = 1

Câu 1: Cho hỗn hợp gồm Fe và Mg vào dung dịch AgNO3, khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối trong X là

A. Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2.                                      B. AgNO3 và Mg(NO3)2.

C. Fe(NO3)3 và Mg(NO3)2.                                      D. Fe(NO3)2 và AgNO3.

Câu 2: Điện phân dung dịch CuCl2 với điện cực trơ, sau một thời gian thu được 0,32 gam Cu ở catôt và một lượng khí X ở anôt. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí X trên vào 200 ml dung dịch NaOH (ở nhiệt độ thường). Sau phản ứng, nồng độ NaOH còn lại là 0,05M (giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi). Nồng độ ban đầu của dung dịch NaOH là

A. 0,15M.                        B. 0,2M.                          C. 0,1M.                          D. 0,05M.

Câu 3: Có 6 lọ đựng riêng biệt từng dung dịch sau: K2CO3, (NH4)2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, FeSO4 và Fe2(SO4)3. Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được tất cả các lọ trên?

A. NaOH.                        B. HCl.                            C. H2SO4.                        D. Na2CO3.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

A. 14,62 gam.                  B. 12,78 gam.                  C. 18,46 gam.                  D. 13,70 gam.

Câu 5: Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Na2SO4. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch NaOH là

A. 4.                                 B. 2.                                 C. 3.                                 D. 5.

Câu 6: Hỗn hợp chứa 5,6 gam Fe và 4,8 gam Mg. Cho hỗn hợp tác dụng với axit HCl dư thì thể tích khí (đktc) thu được là:

A. 4,48 lit                         B. 8,96 lit                         C. 6,72 lit  .                      D. 11,2 lit.

Câu 7: Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn , thu được hỗn hơp rắn gồm ba kim loại là

A. Al , Cu , Ag                B. Al , Fe , Cu                 C. Fe , Cu , Ag                D. Al , Fe , Ag

Câu 8: Cho sắt dư vào dung dịch HNO3 loãng thu được

A. dung dịch muối sắt (II) và NO                                   B. dung dịch muối sắt (II) và NO2

C. dung dịch muối sắt (III) và N2O                                 D. dung dịch muối sắt (III) và NO

Câu 9: Sau bài thực hành hóa học, trong một số chất thải ở dạng dung dịch chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+, . . .Dùng chất nào sau đây để sử lí sơ bộ chất thải trên?

A. Etanol.                        B. Nước vôi trong dư      C. Giấm ăn.                     D. HNO3.

Câu 10: Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí H2 (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây

       1. Al           2. Al2O3          3. Fe3O4         4. FeO               5. Fe2O3          6. Fe

A. 2, 3, 4                          B. 1, 2, 6                          C. 2, 3, 6                          D. 1, 2, 3

Câu 11: Cho 2,81 gam hỗn hợp A (gồm 3 oxit: Fe2O3, MgO, ZnO) tan vừa đủ trong 300ml dung dịch H2SO4 0,1M, khối lượng hỗn hợp các muối sunfat khan tạo ra là:

A. 4,81g                           B. 3,8g                             C. 5,21g .                         D. 4,8g

Câu 12: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4. Phương pháp hóa học đơn giản để loại được tạp chất là :

A. điện phân dung dịch với điện cực trơ đến khi hết màu xanh.

B. chuyển hai muối thành hidroxit, oxit, kim loại rồi hòa tan bằng H2SO4 loãng.

C. thả Mg vào dung dịch cho đến khi hết màu xanh.

D. thả Fe dư vào dung dịch, chờ phản ứng xong rồi lọc bỏ chất rắn.

Câu 13: Khi cho FeO tác dụng với chất H2, HCl , H2SO4 đặc, HNO3 thì phản ứng nào chứng tỏ FeO là oxit bazơ.

A. FeO + H2                    B. FeO + HCl                  C. FeO + HNO3              D. FeO + H2SO4 đặc

Câu 14: Hoà tan hỗn hợp gồm FeCO3, Fe3O4, FeS2 trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X được kết tủa Y. Nung Y ở nhiệt độ cao đến  khối  lượng  không đổi (không có không khí) được chất rắn Z. Chất rắn Z là

A. Fe2O3.                         B. Fe3O4.                         C. FeO.                            D. FeO và Fe2O3.

Câu 15: Lần lượt tiến hành 2 thí nghiệm sau

       - Thí nghiệm 1: Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dd Al(NO3)3.

       - Thí nghiệm 2: Cho từ từ dd NaOH đên dư vào dd Al(NO3)3.

                   Phát biểu nào sau đây đúng

A. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.

B. Cả 2 thí nghiệm đều xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.

C. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan. Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.

D. Thí nghiệm 1 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa giữ nguyên không tan.Thí nghiệm 2 xuất hiện kết tủa keo trắng đến tối đa sau đó kết tủa tan.

Câu 16: 10,2 gam Al2O3 tác dụng vừa đủ với bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,8M.

A. 300 ml.                        B. 600 ml.                        C. 700 ml.                        D. 250 ml.

Câu 17: Để hoà tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là

A. 0,16.                            B. 0,18.                            C. 0,08                             D. 0,23.

Câu 18: Khi cắt miếng Na kim loại,bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi,đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?

A. NaOH , Na2CO3 , NaHCO3.                               B. Na2O , NaOH , Na2CO3 .

C. Na2O , Na2CO3 , NaHCO3 .                                D. Na2O, NaOH ,  Na2CO3 , NaHCO3.

Câu 19: Một tấm kim loại bằng Au bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất trên bề mặt bằng dung dịch nào sau đây:

A. Dung dịch ZnCl2 dư.                                          B. Dung dịch CuCl2 dư.

C. Dung dịch FeCl2 dư.                                          D. Dung dịch FeCl3 dư.

Câu 20: Khí CO2 có lẫn tạp chất là khí HCl. Để loại trừ tạp chất HCl đó nên cho khí CO2 đi qua dung dịch nào sau đây là tốt nhất ?

A. Dung dịch NaOH dư.                                         B. Dung dịch NaHCO3 bão hòa.

C. dung dịch Na2CO3 dư.                                       D. Dung dịch AgNO3 dư.

Câu 21: Có các nhận định sau:

 1. Phương pháp để điều chế Ca là điện phân dung dịch CaCl2.

 2. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng khí CO trong lò cao.

 3. Nguyên tắc sản xuất thép là oxi hóa các tạp chất trong gang (như Si, Mn, S, P, C) thành oxit nhằm giảm hàm lượng của chúng.

 4. Nguyên tắc sản xuất Al là khử ion Al3+ trong Al2O3 thành Al bằng dòng điện.

Nhận định đúng là

A. 2, 3, 4.                         B. 3, 4.                             C. 1, 2, 3, 4.                     D. 2, 3.

Câu 22: Tiến hành hai thí nghiệm sau :

 - Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;

 - Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.

 

 Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2

A. V1 = 5V2                     B. V1 = 2V2                     C. V1 = 10V2                   D. V1 = V2

 

Những phản ứng minh hoạ tính khử của hợp chất crom (II) là

A. 1, 2.                             B. 2, 4.  .                          C. 3, 5.                            D. 3, 4.

Câu 24: Nhận định nào sau đây không đúng về kim loại Kiềm:

A. Dễ bị oxi hoá.

B. Điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hidroxit.

C. Đều có mạng tinh thể lập phương tâm  khối.

D. Đều là những nguyên tố p mà nguyên tử có 1e ngoài cùng.

Câu 25: Có thể coi chất khử trong phép điện phân là:

A. bình điện phân.           B. dòng điện trên catot.    C. dây dẫn  điện.             D. điện cực.

Câu 26: “Ăn mòn kim loại “ là sự phá huỷ kim loại do :

A. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

B. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

C. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

D. Tác động cơ học.

Câu 27: Cho 15 gam hỗn hợp kim loại Zn, Cu vào dung dịch HCl (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là

A. 6,4.                              B. 2,2.                              C. 8,5.                              D. 2,0.

Câu 28: Trong các nguồn năng lượng sau đây, nhóm các nguồn năng lượng nào sạch được coi là năng lượng sạch.

A. Năng lượng nhiệt điện, năng lượng địa nhiệt.    B. Năng lượng gió, năng lượng thủy triều.

C. Năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân.       D. Điện hạt nhân, năng lượng thủy triều.

Câu 29: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2.                              B. 1,8.                              C. 2,4.                              D. 2.

Câu 30: Hoà tan hoàn toàn 23,8 g hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại hoá trị I và một muối cacbonat của kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl thấy thoát ra 0,2 mol khí . Khi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

A. 26                                B. 28                                C. 26,8                             D. 28,6

Câu 31: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng ?

A. Gang là hợp kim Fe – C và một số nguyên tố khác

B. Gang là hợp chất của Fe – C

C. Hàm lượng C trong gang nhiều hơi trong thép

D. Gang trắng chứa ít cacbon hơn gang xám

Câu 32: Cho 3,08 g Fe vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M, lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là :

A. 11,88g.                        B. 16,20g.                        C. 18,20g.                        D. 17,96g.

Câu 33: Cho Ca vào dung dịch Na2CO3.

A. Ca tan trong nước sủi bọt khí H2, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3 .

B. Ca tác dụng với nước, đồng thời dung dịch đục do Ca(OH)2 ít tan.

C. Ca khử Na+ thành Na, Na tác dụng với nước tạo H2 bay hơi, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng.

D. Ca khử Na+ thành Na, dung dịch xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.

 Câu 34: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 2,568.                          B. 1,560.                          C. 4,128.                          D. 5,064.

Câu 35: Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Na2Cr2O7 được dung dịch X, sau đó thêm tiếp H2SO4 đến dư vào dung dịch X, ta quan sát được sự chuyển màu của dung dịch

A. từ không màu sang da cam, sau đó từ da cam sang vàng.

B. từ vàng sang da cam, sau đó chuyển từ da cam sang vàng.

C. từ không màu sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.

D. từ da cam sang vàng, sau đó từ vàng sang da cam.

Câu 36: Nước cứng có chứa các ion Mg2+, Cl-, HCO3- thuộc loại nước cứng

A. tạm thời.                     B. vĩnh cửu.                     C. toàn phần.                   D. một phần.

Câu 37: Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,25M vào 50ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,05M để thu được dung dịch có pH = 2,0 ?

A. 43,75ml.                      B. 36,54ml                       C. 27,75ml.                      D. 40,75ml.

Câu 38: Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 3                                  B. 1                                  C. 4                                  D. 2

Câu 39: Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ?

A. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước.

B. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước.

C. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá hồng.

D. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu.

Câu 40: Cho Bari vào nước được dung dịch A. Cho lượng dư dung dịch Na2CO3 vào dung dịch A rồi dẫn tiếp luồng  khí CO2  vào đến dư. Hiện tượng nào đúng trong số các hiện tượng sau

A. Sủi bọt khí, xuất hiện kết tủa trắng rồi tan

B. Bari tan, xuất hiện kết tủa trắng, rối tan

C. Bari tan, sủi bọt khí hidro, đồng thời xuất hiện kết tủa trắng

D. Bari tan, sủi bọt khí hidro, xuất hiện kết tủa trắng, rồi tan

 Đáp án đề thi học kì 2 lớp 12 năm 2015 môn Hóa - THPT Phan Đăng Lưu

Câu hỏi

Đáp án

1

A

2

C

3

A

4

C

5

A

6

C

7

C

8

A

9

B

10

B

11

C

12

D

13

B

14

A

15

D

16

D

17

C

18

D

19

D

20

B

21

A

22

D

23

C

24

D

25

B

26

A

27

D

28

B

29

D

30

A

31

B

32

B

33

A

34

C

35

D

36

C

37

B

38

B

39

C

40

D

Tuyensinh247.com 

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm