Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh – THPT Hồng Bàng 2015

Cập nhật lúc: 10:12 07-04-2016 Mục tin: Đề thi học kì 2 lớp 12


Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Sinh – THPT Hồng Bàng 2015 các em theo dõi chi tiết bên dưới:

TRƯỜNG THPT HỒNG BÀNG  

                                                                   ĐỀ THI HỌC KÌ II

                                                                       MÔN: SINH HỌC 12

                                                                        Năm học: 2014-2015

                                                      (Thời gian: 45 phút)

Khoanh vào đầu ý đúng nhất trong mỗi câu sau:

Câu 1: Môi trường sinh vật là nơi sống của các sinh vật

A. bậc cao và bậc thấp.  B. tự dưỡng và dị dưỡng    C. kí sinh và cộng sinh.         D. đơn bào và đa bào.

Câu 2: Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể sinh vật, kiểu phân bố phổ biến nhất là

A. Phân bố thẳng đứng.              B. Phân bố theo nhóm.            C. Phân bố ngẫu nhiên.             D. Phân bố đồng đều.

Câu 3: Mối quan hệ cạnh tranh là nguyên nhân dẫn tới

A. mất cân bằng sinh học.                                    B. sự tiến hóa của sinh vật.

C. suy giảm đa dạng sinh học.                              D. giảm nguồn lợi khai thác.

Câu 4: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

A. (1) và (2).                  B. (1) và (4).                  C. (2) và (3).                  D. (3) và (4).

Câu 5: Trong một ao nuôi cá, người ta có thể thả nuôi kết hợp nhiều loài cá như mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trôi, chép,…vì

A. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh nhau.

B. các loài cá trong ao luôn hỗ trợ nhau trong các hoạt động sống.

C. chúng tận dụng được tối đa nguồn thức ăn là các loài động vật đáy.

D. chúng tận dụng được tối đa nguồn thức ăn là động vật nổi và tảo.

Câu 6: Các nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể

A. không phụ thuộc mật độ quần thể.                B. phụ thuộc mật độ quần thể.

C. phụ thuộc vào số lượng kẻ thù ăn thịt.         D. phụ thuộc vào sự phát tán cá thể.

Câu 7: Điều nào sau đây là không đúng với nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái?

A. cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.  B. quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã.

C. tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.  D. hoạt động khai thác tài nguyên của con người.

Câu 8: Hai loài sống dựa vào nhau, cùng có lợi nhưng không bắt buộc phải có nhau. Đây là biểu hiện của mối quan hệ

A. hội sinh.                    B. kí sinh.                       C. cộng sinh.                  D. hợp tác.

Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài?

A. Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá.              B. Các cây thông nhựa liền rễ nhau.

C. Phong lan sống bám trên cây gỗ.                   D. Chó rừng săn mồi thành từng đàn.

Câu 10: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh phân biệt nhau chủ yếu dựa vào

A. môi trường khởi đầu diễn thế.                        B. kết quả của diễn thế.    

C. nguyên nhân gây ra diễn thế.                         D. các giai đoạn của diễn thế.

Câu 11: Trong các nhân tố vô sinh, nhân tố có ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất tới đời sống sinh vật là

A. địa hình.                    B. khí hậu.                      C. thổ nhưỡng.               D. ánh sáng.

Câu 12: Ý nghĩa sinh thái của tỉ lệ giới tính là

A. Đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

B. Giúp bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật một cách hiệu quả.

C. Giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

D. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Câu 13: Một quần thể với cấu trúc gồm 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi

A. nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản.              B. nhóm tuổi trước sinh sản.

C. nhóm tuổi trước sinh sản và nhóm tuổi đang sinh sản.           D. nhóm tuổi đang sinh sản.

Câu 14: Ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài không nhằm đảm bảo cho quần thể

A. khai thác được tối ưu nguồn sống trong môi trường.               B. tồn tại và phát triển một cách ổn định theo thời gian.

C. có số lượng cá thể duy trì ở mức độ phù hợp.                       D. tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

Câu 15: Những loài nào sau đây có số lượng con cái luôn nhiều hơn con đực trong đàn?

A. Gà, hươu, nai.           B. Chó, thỏ, bò.             C. Lợn, dê, bồ câu.        D. Hổ, sư tử, cáo.

Câu 16: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua

A. khả năng sinh sản.   B. sự phát tán cá thể.    C. khả năng sống sót.   D. hiệu quả nhóm.

Câu 17: Hầu hết các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 200C – 300C. Khoảng giá trị này được gọi là

A. giới hạn sinh thái.    B. khoảng chống chịu.   C. không gian sinh thái.         D. khoảng thuận lợi.

Câu 18: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào?

A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.         

B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau.

C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.         

D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau. Khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau.

Câu 19: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là

A. thời gian sinh ra một cá thể đến khi chết vì nguyên nhân sinh thái.

B. thời gian từ khi sinh ra một cá thể đến khi chết vì già.

C. thời gian sống của một cá thể từ khi sinh ra đến khi sinh sản.

D. thời gian sống bình quân của các cá thể trong quần thể.

Câu 20: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là

A. không gian sinh thái.             B. giới hạn sinh thái.                C. sinh cảnh.                 D. môi trường.

Câu 21: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về kích thước quần thể?

A. Kích thước quần thể là số cá thể trên một đơn vị diện tích.

B. Kích thước quần thể là tổng số cá thể trong quần thể.

C. Kích thước quần thể là số cá thể ít nhất trong quần thể.

D. Kích thước quần thể là số cá thể nhiều nhất trong quần thể.

Câu 22: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh:

(1) Môi trường chưa có sinh vật.

(2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực).

(3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong.

(4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là:

A. (1), (3), (4), (2).   B. (1), (2), (4), (3).   C. (1), (2), (3), (4).   D. (1), (4), (3), (2).

Câu 23: Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?

A. Điều chỉnh số lượng cá thể trong quẩn thể.  B. Giúp các cá thể tận dụng được nguồn sống trong môi trường.

C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.  D. Giúp các cá thể hỗ trợ nhau để chống chọi lại môi trường bất lợi.

Câu 24: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng loài A giảm chút ít, còn số lượng loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ

A. ức chế-cảm nhiễm.  B. cạnh tranh.                C. hội sinh.                    D. cộng sinh.

Câu 25: Nơi sống của phần lớn các loài sinh vật trên Trái đất là

A. môi trường sinh vật.                             B. môi trường đất.             C. môi trường trên cạn.           D. môi trường nước.

Câu 26: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là do

A. cạnh tranh khác loài.                              B. nơi ở chật chội.            C. thức ăn khan hiếm.              D. môi trường ô nhiễm.

Câu 27: Mối quan hệ giữa các loài nào sau đây là quan hệ cạnh tranh ?

A. tơ hồng và các cây thân gỗ.                          B. trùng roi sống trong ruột mối.

C. lúa và cỏ dại trên đồng ruộng.                       D. giun đũa sống trong ruột lợn.

Câu 28: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ

A. hợp tác.                      B. cạnh tranh.                C. hỗ trợ.                        D. cộng sinh.

Câu 29: Tập hợp các cá thể nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?

A. các con mối trong tổ mối.   B. các con ngựa trong đàn.  C. các con kiến trong tổ kiến.     D. các con cá sống trong ao.

Câu 30: Ví dụ nào sau đây phản ánh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?

A. Muỗi thường có nhiều khi thời tiết ấm áp và độ ẩm cao.

B. Số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét.

C. Số lượng sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa xuân và mùa hè có thời tiết ấm áp.

D. Ếch nhái có nhiều vào mùa mưa và giảm vào mùa khô.

Tuyensinh247.com

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Toán lớp 12 - Xem ngay

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm