Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 - THCS Sơn Thủy

Cập nhật lúc: 09:18 18-01-2019 Mục tin: Đề kiểm tra 45 phút lớp 6


Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 của trường THCS Sơn Thủy có đáp án chi tiết đã được cập nhật tại đây

Đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 - THCS Sơn Thủy

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Từ năm 179 TCN cho đến đầu thế kỉ X, nước ta hầu như liên tục bị các triều đại phương Bắc đô hộ đó là:

A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.

     B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.

     C. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ.

     D. Triệu, Tần. Hán, Ngô, Lương, Đường.

Câu 2. Lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỉ X được gọi là thời kì Bắc thuộc vì:

A. Nước ta vẫn còn chủ quyền, chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào phong kiến phương Bắc (Trung Quốc).

B. Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc (Trung Quốc) đô hộ.

     C. Nước ta hoàn toàn lệ thuộc vào phong kiến phương Bắc.

     D. Nước ta bị phong kiến phương Bắc đồng hoá.

Câu 3. Theo em, ý kiến của sử cũ về tên gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỉ X là thời kì Bắc thuộc:

     A. Không đúng.                                  B. Đúng nhưng chưa đủ.

     C. Hoàn toàn đúng.                              D. B và C sai.

Câu 4. Đặt tên cho giai đoạn lịch sử nước ta từ 179 TCN đến đầu thế kỉ X thế nào cho đúng và đầy đủ?

A. Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta.

B. Thời kì dân tộc ta chống lại sự đồng hoá của các triều đại phong kiến phương Bắc.

     C. Thời kì chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.

     D. Thời kì hơn một ngàn năm chống phong kiến phương Bắc.

Câu 5. Từ sau thất bại của An Dương Vương (179 TCN) cho đến đầu thế kỉ X, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. Chọn các phương án đúng nhất theo thứ tự các triều đại phong kiến phương Bắc đã đô hộ nước ta:

A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.

     B. Tần, Triệu, Hán, Ngô, Lương, Đường.

     C. Tần, Triệu, Hán, Lương, Ngô, Đường.

     D. Triệu, Hán, Lương, Ngô, Đường.

Câu 6. Nhà Triệu chia nước Âu Lạc thành hai quận và sáp nhập vào quốc gia:

     A. Trung Quốc.                            B. Văn Lang.

     C. Nam Việt.                                D. An Nam.

Câu 7. Đầu thế kỉ III nhà Ngô tách châu Giao thành:

     A. Quảng Châu (thuộc Trung Quốc).

     B. Giao Châu (Âu Lạc cũ).

     C. Giao Chỉ (Âu Lạc).                   

     D. Câu A và B đúng

Câu 8. Chính quyền đô hộ nhà Lương về mặt hành chính chia nước ta thành:

A. Hai quận (Giao Chỉ và Cửu Châu).

B. Ba quận (Giao Chỉ, Cửu Châu và Nhật Nam).

     C. Sáu Châu (Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).

      D. Sáu Châu (Giao Chỉ, Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Minh Châu, Hoàng Châu).

Câu 9. Năm 679, nhà Đường đã đổi nước ta thành:

     A. Châu Giao.                             B. Giao Châu,

     C. An Nam đô hộ phủ.                 D. Ái Châu.

Câu 10. Nguồn sống chủ yếu của người Chăm là:

     A. Nông nghiệp trồng lúa nước.   B. Nông nghiệp trồng lúa rẫy.

     C. Chăn nuôi và trồng trọt.           D. Săn bắt và làm rẫy.

Câu 11. Chính sách thâm hiểm nhất trong các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nước ta đó là:

A. Chính sách đồng hoá.

     B. Chính sách bóc lột với nhiều loại thuế nặng nề và cống nộp.

     C. Chính sách đàn áp dã man các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

     D. Chính sách cấm nhân dân ta sử dụng đồ sắt.

Câu 12. Sau hơn một ngàn năm phong kiến phương Bắc đô hộ, nhân dân ta vẫn giữ được các phong tục tập quán cổ truyền:

     A. Làm bánh chưng, bánh giầy, nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.

B. Nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, lễ hội dân gian.

     C. Lễ hội dân gian, đua thuyền, đấu vật, cúng trời đất. tổ tiên.

     D. Làm bánh chưng, bánh giầy, nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình, lễ hội dân gian.

Câu 13. Trong các cuộc khởi nghĩa sau đây, cuộc khởi nghĩa đã đánh đuổi được quân xâm lược giành lại độc lập chủ quyền cho đất nước trong thời gian dài nhất:

     A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán.

     B. Khởi nghĩa Bà Triệu chống quân xâm lược Ngô.

     C. Khởi nghĩa Lý Bí và cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược.

     D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.

Câu 14. Để có thể vươn lên đủ sức chống lại quân đô hộ, nhân dân ta đã:

     A. Cầm vũ khí, gậy gộc đứng lên chiến đấu.

     B. Lao động cần cù, phát triển sản xuất.

     C. Bất chấp sự kìm kẹp của kẻ thù.

     D. Lao động cần cù, phát triển sản xuất, đứng lên chiến đấu.

Câu 15. Người Chăm theo tín ngưỡng:

     A. Đạo Bà La Môn.             B. Đạo Bà La Môn và đạo Phật.

     C. Đạo Hồi và đạo Phật.      D. Đạo Thiên chúa và đạo Phật.

Câu 16. Hãy nối thời gian ở cột (A) và tên cuộc khởi nghĩa ở cột (B) cho đúng?

A

B

  1. Năm 40

  A. Khởi nghĩa Bà Triệu.

  2. Năm 248

  B. Khởi nghĩa Lý Bí.

  3. Năm 542

  C. Khởi nghĩa Phùng Hưng.

  4. Năm 722

  D. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

  5. Năm 776

  E. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 17. Phân tích những chính sách đô hộ của các triều đại phương Bắc đối với nhân dân ta? Theo em chúng có thực hiện được mục đích đồng hoá dân tộc ta không? Vì sao?

Đáp án đề kiểm tra 45 phút lớp 6 môn Sử học kì 2 - THCS Sơn Thủy

Theo TTHN

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm