Đề cương ôn tập kì 1 năm 2017 lớp 9 môn Địa - THCS Trần Văn Đang

Cập nhật lúc: 10:26 02-12-2017 Mục tin: Đề cương ôn tập kì 1 lớp 9


Tham khảo đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lớp 9 trường THCS Trần Văn Đang, Tân Bình năm học 2017 - 2018, xem chi tiết dưới đây.

Đề cương ôn tập kì 1 lớp 9 môn Địa 2017 - THCS Trần Văn Đang

ÔN THI HKI ĐỊA 9

BÀI 11:   CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ 

                  PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I/ CÁC NHÂN TỐ TỰ NHIÊN :

-Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng à phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành

 ( dẫn chứng )

-Các tài nguyên có trữ lượng lớn à là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm

-Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của từng vùng

II/ CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI

1/ Dân cư và lao động :  Dân đông

-          Thị trường trong nước rộng à được chú trọng

-          Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa họa kĩ thuật à Phát triển nhiều ngành CN cần nhiều lao động , thu hút đầu tư nước ngoài

2/ Cơ sở vật chất – kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng :

-Trình độ công nghệ còn thấp , chưa đồng bộ .

- Phân bố chỉ tập trung ở một số vùng

-Cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện .

3/ Chính sách phát triển công nghiệp :

 Chính sách công nghiệp gắn liền với kinh tế nhiều thành phần , đầu tư , đổi mới cơ chế quản lí kinh tế , đổi mới chính sách đối ngoại

4/ Thị trường : ngày càng mờ rộng

-          Sự cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập .

-           Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu

BÀI 12    SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP

I/CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP

 * Ngành CN nước ta phát triển nhanh

 * CN có cơ cấu đa dạng

 * Các ngành CN trọng điểm chiếm tỉ trọng cao , phát triển dựa trên thế mạnh vế tài nguyên thiên nhiên , nguốn lao động sẳn có nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu …

  * Phân bố : tập trung ở một số vùng

 

II / CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM :

1/ Công nghiệp khai thác nhiên liệu :

-          Khai thác than : chủ yếu ở Quảng Ninh. Sản lượng :15-20triệu tấn

-          Khai thác dầu khí : chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam . Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Sản lượng :hàng trăm triệu tấn

2/ Công nghiệp điện :

  • Đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống . Gồm nhiệt điện và thủy điện
  • Các nhà máy thủy điện lớn : Hòa Bình , Yaly , Trị An …
  • Tổ hợp nhiệt điện lớn nhất là Phú Mĩ thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu

4/ Công nghiệp chế biến lương thực ,thực phẩm

  • Chiếm tỉ trọng cao nhất , gồm 3 ngành :

               + Chế biến sản phẩm trồng trọt

               + Chế biến sản phẩm chăn nuôi

               +  Chế biến thủy sản .

  • Phân bố rộng khắp cả nước

5/ Công nghiệp dệt may

-          Là ngành truyền thống ở nước ta , dựa trên thế mạnh lao động rẻ

-          Trung tâm dệt may lớn nhất nước ta là TpHCM , Hà Nội , Đà Nẳng , Nam Định

III/ CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN

Hai khu vực tập trung CN lớn nhất cả nước là Đông Nam bộ , đồng bằng sông Hồng

Hai trung tâm CN lớn nhất cả nước là TpHCM , Hà nội

BÀI 15:  THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

I/ THƯƠNG MẠI

1/ Nội thương : :

+ Nội thương phát triển mạnh với mạng lưới hàng hóa đa dạng và phong phú khắp các địa phương

+ Phát triển không đều giữa các vùng (vùng kinh tế phát triển nhất ĐNB, ĐBSH,ĐBSCL)

+ Hà Nội , tpHCM là 2 trung tâm thương mại lớn nhất nước ta

2/ Ngoại thương :

- Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất ở nước ta

- Hàng xuất khẩu :

  • Hàng nông – lâm -thủy sản : gạo ,cà phê , trà , thủy sản đông lạnh , gỗ
  • Hàng công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp : dệt may ,hàng mây tre …
  • Khoáng sản : than đá , dầu thô ….

- Hàng nhập khẩu : máy móc thiết bị , nguyên nhiện liệu , một số hàng tiêu dùng

- Hiện nay , nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực châu Á – Thái Bình Dương ( Nhật , Hàn quốc , Trung quốc , Otxtralia , Đài Loan , Asean ) , châu Âu , Bắc Mĩ …

II/ DU LỊCH

Vai trò: Thu nhập cao,giao lưu các nước…

+ Tiềm năng du lịch phong phú , gồm tài nguyên du lịch tự nhiên , và tài nguyên du lịch nhân văn

+ Các di sản văn hóa thế giới : * TNDL tự nhiên : Vịnh Hạ Long , động Phong Nha …

  *  TNDL nhân văn : Phố cổ Hội An , Thánh địa Mĩ Sơn ,

văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên , nhã nhạc cung đình Huế …

BÀI 20 , 21        VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

I/ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ GIỚI HẠN LẢNH THỔ :

-Diện tích : 14.860km2

-Giới hạn : Là châu thổ lớn thứ hai của cả nước

-Giáp : trung du , miền núi Bắc Bộ , Bắc Trung bộ , Vịnh Bắc Bộ

-Ý nghĩa : Thuận lợi giao lưu kinh tế -xã hội với các vùng trong nước và thế giới

II/ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

-Địa hình:ĐB, khá bằng phẳng,đất phù sa

-Khí hậu :NĐ gió mùa ẩm, có mùa đông lạnh

-Sông Hồng, Thái Bình

-Tài nguyên:than nâu,sét,cao lanh…

-Thế mạnh kinh tế: thâm canh lúa,rau quả ôn đới,du lịch,thủy sản…

III/ ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI

+Dân số : là vùng đông dân

+Mật độ dân số : 1179 ng/ km2  ( năm 2002 ) cao nhất nước

+Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp : 1.1%

+ Nguồn lao động dồi dào , thị trường tiêu thụ lớn

+ Có trình độ thâm canh lúa nước

+Nhiều lao động có kĩ thuật

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước

+ Một số đô thị hình thành từ lâu đời như Hà Nội , Hải Phòng

3/ Khó khăn :

   *  Bị sức ép dân số đông ( thất nghiệp , thu nhập thấp , tỉ lệ dân thành thị thấp )

*  Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm

IV/ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1/ Công nghiệp :

  • Được hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH , HĐH
  • Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnhchiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước
  • Tập trung ở các thành phố : Hà Nội , Hải Phòng
  • Các ngành công nghiệp trọng điểm : CN chế biến lương thực thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng , sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí .
  • Các sảm phẩm quan trọng : máy công cụ , động cơ điện , phương tiện giao thông , thiết bị điện tử , hàng tiêu dùng .

2/  Nông nghiệp :

+Trồng trọt :

-          Diện tích và sản lượng lương thực đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long

-          Năng suất lúa đứng đầu cả nước

-           Cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn ( như cây ngô đông , khoai tây , su hào , cà chua …) . Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính

 +Chăn nuôi : Lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất nước , bò sữa , gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển

    

3/ Dịch vụ :

  • Giao thông vận tải , Bưu chính viễn thông , du lịch là ngành phát triển mạnh
  • Hà Nội , Hải Phòng là đầu mối giao thông , trung tâm thông tin tư vấn , chuyển giao công nghệ , tài chính , ngân hàng lớn nhất
  • Ngành du lịch phát triển với nhiều địa danh du lịch hấp dẫn như Chùa Hương , Tam cốc – Bích Động , Cúc Phương , Đồ Sơn …

V/ CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ VÀ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ

+ Hai thành phố trung tâm kinh tế lớn : Hà Nội , Hải Phòng

+  Tam giác kinh tế : HN – HP – Quảng Ninh

+ Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ :  HN , HP , Hưng Yên , Hải Dương , Quảng Ninh ,  Bắc Ninh , Vĩnh Phúc .

=> TẢI ĐỀ CƯƠNG TẠI ĐÂY

Theo TTHN

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm