Đề cương ôn tập kì 1 lớp 12 môn Sử 2022 THPT Yên Hòa, Hà Nội

Cập nhật lúc: 08:34 04-10-2022 Mục tin: Đề cương ôn tập kì 1 lớp 12


Dề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 12 với hệ thống nội dung kiến thức đã được học và bài tập luyện tập. Xem chi tiết dưới đây

Đề cương ôn tập kì 1 lớp 12 môn Sử 2022 THPT Yên Hòa, Hà Nội

I. NỘI DUNG LÝ THUYẾT ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I.

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949)

- Hội nghị I-an-ta và những thỏa thuận cuả 3 cường quốc

- Liên Hợp Quốc: Quá trình ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động, và vai trò.

Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)

- Liên Xô từ năm 1945 đến giữa những năm 70 (những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH và ý nghĩa).

- Nguyên nhân chính dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

- Những nét chính về Liên bang Nga trong những năm 1991-2000.

Bài 3. Các nước Đông Bắc Á

- Biến đổi của Đông Bắc Á

- Trung Quốc: Ý nghĩa sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; Công cuộc cải cách mở cửa (1978-2000).

Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ - Biến đổi của Đông Nam Á,

- Lào và Cam-pu-chia,

- Tổ chức ASEAN,

- Ấn Độ : Quá trình đấu tranh giành độc lập (1945 – 1950); công cuộc xây dựng đất nước (1950 – 2000)

Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ la-tinh.

Bài 6. Nước Mĩ - Sự phát triển về kinh tế, khoa học của Mĩ từ 1945 đến năm 2000. - Chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến 2000.

Bài 7. Tây Âu - Tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại - Quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu.

Bài 8. Nhật Bản - Những nét cơ bản về tình hình kinh tế, KHKT Nhật Bản từ năm 1945 đến năm 2000. - Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. - Chính sách đối ngoại 1945 – 2000.

Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì “chiến tranh lạnh”

- Mâu thuẫn Đông - Tây và khởi đầu của cuộc “chiến tranh lạnh”.

- Xu thế hoà hoãn Đông - Tây và “chiến tranh lạnh” chấm dứt.

- Những biến đổi chính của tình hình thế giới sau khi “chiến tranh lạnh” chấm dứt. Tuyensinh247.com

Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX

- Nguồn gốc và đặc điểm.

- Xu thế toàn cầu hoá và ảnh hưởng của nó.

II. NỘI DUNG LÝ THUYẾT ÔN TẬP THI HỌC KÌ I.

Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

- Những chuyển biến của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc (1919-1925)

Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930

- Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, Việt Nam Quốc dân Đảng.

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản Việt Nam trong năm 1929.

- Hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng. Nội dung bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt. ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài 14. Phong trào cách mạng 1930-1935

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930- 1931.

- Xô viết Nghệ Tĩnh - Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930).

Bài 15. Phong trào dân chủ 1936-1939

- Hoàn cảnh lịch sử, những chủ trương lớn và phong trào đấu tranh tiêu biểu trong thời kì 1936-1939.

- Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936-1939.

Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc (1939-1945) và Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập

- Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945 Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương ( Hội nghị BCH TƯ 11/1939 và tháng 5/19410.

- Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền (chuẩn bị về lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang...).

- Khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận trong Cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Thời cơ trong Cách mạng tháng Tám. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

III. LUYỆN TẬP.

Câu 1: Năm 1951 Nhật Bản ký với Mĩ Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô nhằm

A. trở thành đồng minh tin cậy của Mĩ ở châu Á.

 B. chấm dứt chế độ chiếm đóng của Đồng minh.

C. đứng dưới chiếc ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ

D. nhận được sự giúp đỡ của Mĩ về kinh tế. Tuyensinh247.com

Câu 2: Nhân tố khách quan nào đã giúp kinh tế các nước Tây Âu hồi phục sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Tiền bồi thường chiến phí từ các nước bại trận

B. Sự nỗ lực của toàn thể nhân dân trong nước

C. Viện trợ của Mĩ theo kế hoạch Mácsan

D. Sự giúp đỡ viện trợ của Liên Xô.

Câu 3: Yếu tố khách quan thuận lợi để Nhật Bản Phục hồi kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Sự cố gắng nỗ lực của nhân dân.

B. Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.

C. Được Mỹ cử các cố vấn sang giúp đỡ.

D. Được Mỹ viện trợ về kinh tế.

Câu 4: Các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX chủ yếu nhằm

A. thành lập Nhà nước chung châu Âu.

B. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

C. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.

D. thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

Câu 5: Tính đến năm 2020, vùng lãnh thổ vẫn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa?

A. Hồng Công. B. Cáp Nhĩ Tân. C. Đài Loan D. Tây Tạng.

Câu 6: Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố nào?

A. Dựa vào bản thân sức lao động của mình.

B. Tìm cách để không ngừng cải tiến kỉ thuật.

C. Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại.

D. Sự phát triển về khoa học và kĩ thuật..

Câu 7: Từ những năm 70 (thế kỉ XX ), cuộc cách mạng khoa học - công nghệ chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực

A. kinh tế B. khoa học C. Công nghệ D. Kỹ thuật

Câu 8: Một trong những biểu hiện Liên Xô là thành trì của hòa bình thế giới, chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỷ XX là

A. làm phá sản hoàn toàn chiến lược toàn cầu của Mỹ.

B. trực tiếp đối đầu với các cường quốc phương Tây.

C. tích cực giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.

D. thúc đẩy sự hình thành xu thế hợp tác toàn cầu.

Câu 9: Tổ chức liên kết chính trị - kinh tế khu vực lớn nhất hành tinh vào cuối thập kỉ 90 cùa thế kỉ XX là

A. Liên minh Châu Âu

B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

C. Tổ chức thống nhất Châu Phi.

D. Liên Hợp Quốc.

Câu 10: Kẻ thù chính của nhân dân các nước Đông Nam Á ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc là

A. chủ nghĩa thực dân cũ.

B. chế độ phân biệt chủng tộc.

C. chủ nghĩa thực dân mới.

D. giai cấp địa chủ phong kiến.

Câu 11: Sự xuất hiện của Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu là biểu hiện của xu thế nào?

A. Đa phương hóa.

B. Nhất thể hóa.

C. Đa dạng hóa.

D. Toàn cầu hóa.

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đề ra chiến lược toàn cầu?

 

Theo TTHN

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm