Đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Văn phòng GD&ĐT Duy Tiên năm 2015

Cập nhật lúc: 09:33 11-10-2016 Mục tin: Đề thi giữa kì 1 lớp 7


Tham khảo đề thi giữa học kì 1 môn Văn lớp 7 - Phòng GD&ĐT Duy Tiên năm học 2014 - 2015 có đáp án, các em xem chi tiết dưới đây

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DUY TIÊN

 

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2014- 2015

Môn: NGỮ VĂN 7

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

 






Câu 1 (2,0 điểm):

a) Thế nào là đại từ? Đặt câu có sử dụng đại từ và cho biết đại từ đảm nhiệm vai trò ngữ pháp gì trong câu em vừa đặt?

b) Tìm đại từ xưng hô trong đoạn thơ sau và nêu ý nghĩa biểu cảm của các đại từ đó:

Má hét lớn: “ Tụi bay đồ chó!

Cướp nước tao, cắt cổ dân tao!

Tao già không sức cầm dao

Giết bay có các con tao trăm vùng! …

                                      ( Bà má Hậu Giang, Tố Hữu)

 

Câu 2 (3,0 điểm):

a) Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?

b) Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam.

 

Câu 3 (5,0 điểm):

Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

 

 

……………..HẾT……………

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DUY TIÊN

 

ĐÁP ÁN  VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2014- 2015

Môn: NGỮ VĂN 7

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

                                                   





Câu 1 (2,0 điểm):

a) HS nêu đúng khái niệm về Đại từ: Đại từ là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.                                                                       (0,5 điểm)

- Đặt  câu có  sử  dụng  đại  từ                                               (0,25điểm)

- Xác định đúng vai trò ngữ pháp trong câu của đại từ         (0,25điểm)

b)- Đại từ xưng hô trong lời nói của bà má là: tụi bay, tao, bay    (0,75 điểm).

- Các đại từ góp phần biểu thị sự phẫn nộ, căm thù và khinh bỉ của bà má Hậu Giang yêu nước đối với kẻ thù xâm lược.                                (0,25 điểm)

 

Câu 2 (3,0 điểm):

a) Bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ vì: đó là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm.                                                            (1,0 điểm)

- Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ :        (1,0 điểm)

+ Nước Nam là của ngườiNam. Điều đó đã được đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

+ Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì thế nào cũng chuốc lấy thất bại thảm hại.

b) Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam:                                                                                     (1,0 điểm)

Yêu cầu hình thức:

- Viết đúng hình thức đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.

- Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

Yêu cầu nội dung: HS có thể cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau, song có thể hướng tới các ý:

- Nghệ thuật: Bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép,….

- Nội dung:

+ Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc,…

+ Thể hiện khí phách hào hùng và khát vọng độc lập dân tộc,….

+ Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược,…

 

Câu 3 ( 5,0 điểm):

A. Yêu cầu về kỹ năng :

- Học sinh có kỹ năng tạo lập văn bản biểu cảm về một sự vật (ngôi trường).

- Biết kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

          - Bài viết có cảm xúc; bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

B. Yêu cầu kiến thức :

I. Mở bài: 

     - Giới thiệu chung về ngôi trường và tình cảm đối với ngôi trường.

II. Thân bài:

HS có thể có những cảm nhận khác nhau về ngôi trường, song cần hướng tới những nét đáng chú ý, tiêu biểu về ngôi trường:  

          - Hồi tưởng lại những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu.

                   + Kỉ niệm cùng bạn bè.  

                   + Kỉ niệm với thầy cô.   

- Tình cảm gắn bó của mình với ngôi trường trong niềm vui, nỗi buồn; trong sinh hoạt, học tập, vui chơi…

* Kết bài: 

          -  Cảm xúc sâu sắc của mình đối với ngôi trường,...

          - Liên hệ bản thân,...

 

Biểu điểm:

          Điểm 4-5: Bài viết đáp ứng tốt (hoặc tương đối tốt) các yêu cầu về kĩ năng cũng như kiến thức trong đáp án.

          Điểm 2,5 đến 3,5: Bài viết đáp ứng các yêu cầu cơ bản về kĩ năng cũng như kiến thức (đúng thể loại, đúng nội dung) tuy nhiên sự vận dụng các yêu cầu chưa thật tốt.

          Điểm 1-2: Bài viết đúng thể loại nhưng sơ sài, mắc nhiều lỗi, chưa đủ các yêu cầu, thiếu rõ ràng, mạch lạc. Còn vụng trong các kĩ năng…

          Điểm 0: Lạc đề.

           

…………………………………

* L­ưu ý chung:

- Giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án- biểu điểm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.

- Chỉ cho điểm tối đa ở từng câu với các bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

- Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.

 Tuyensinh247.com

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm