Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Sử học kì 2 - THCS Yên Thượng

Cập nhật lúc: 22:09 24-09-2018 Mục tin: Đề kiểm tra 45 phút lớp 7


Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Sử học kì 2 của trường THCS Yên Thượng đã được cập nhật chi tiết, các em cùng làm và so sánh với đáp án dưới đây

Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Sử học kì 2 - THCS Yên Thượng

Khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng: (10 điểm)

Câu 1. 5 vạn quân Minh bị tử thương trong trận:

A. Cao Bộ.                                                         B. Đông Quan.

C. Chúc Động - Tốt Động.                                D. Chi Lăng - Xương Giang.

Câu 2. Thời gian 15 vạn viện binh của quân Minh chia làm hai đạo kéo vào nước ta:

A. Tháng 10-1426.                                            B. Tháng 10-1427.

C. Tháng 11 - 1427.                                          D. Tháng 12 - 1427

Câu 3. Khi Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, chúng đã bị nghĩa quân phục kích và giết ở:

A. Nam Quan.               B. Vân Nam.               C. Đông Quan.                        D. Chi Lăng.

Câu 4. Tên tướng thay Liễu Thăng chỉ huy quân Minh tiến vào Đông Quan:

A. Lí Khánh.                                                     B. Lương Minh.

C. Thôi Tụ.                                                        D. Hoàng Phúc.

Câu 5. Dưới thời nhà Lê, các bia đá dựng ở Văn Miếu để:

A. Khắc tên những người đỗ tiến sĩ.

B. Khắc tên những anh hùng có công với nước.

C. Khắc tên những vị vua thời Lê sơ.

D. Khắc tên những người có học hàm.

Câu 6. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”đó là câu nói của:

A. Lê Thái Tổ.                                                   B. Lê Thánh Tông,

C. Lê Nhân Tông.                                              D. Lê Hiển Tông.

Câu 7. Bộ “Quốc triều hình luật”được biên soạn và phát hành dưới thời vua:

A. Lê Thái Tổ.                                                   B. Lê Thánh Tông.

C. Lê Nhân Tông.                                              D. Lê Thái Tông.

Câu 8. Để nhanh chóng hồi phục nông nghiệp sau chiến tranh, Lê Thái Tổ đã có chính sách:

A. Cho 25 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

B. Cho 35 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

C. Cho 10 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

D. Cho 20 vạn lính về quê làm nông nghiệp.

Câu 9. Dưới thời Lê sơ, việc định lại chính sách chia ruộng đất công làng xã được gọi là:

A. Phép quân điền.                                            B. Phép tịch điền.

C. Phép lộc điền.                                               D. Chia bình quân.

Câu 10. Thời Lê sơ, nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất là:

A. Bắc Ninh.                                                      B. Thanh Hóa.

C. Thăng Long.                                                 D. Hải Dương.

Câu 11. Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra nhà Mạc vào:

A. Năm 1525.                                                    B. Năm 1526.

C. Năm  1527.                                                   D.Năm 1528.

Câu 12. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, người thay thế vị trí của ông, tiếp tục cuộc chiến tranh với nhà Mạc là:

A. Nguyễn Hoàng.                                            B. Trịnh Kiểm.

C. Nguyễn Phúc Ánh.                                       D. Lê Duy Ninh.

Câu 13. Từ năm 1527 đến năm 1592, đất nước ta diễn ra cục diện: Nam - Bắc triều. Đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa tập đoàn phong kiến:

A. Lê (Nam triều) - Trịnh (Bắc triều).

B. Trịnh (Nam triều) - Mạc (Bắc triều).

C. Mạc (Nam triều) - Nguyễn (Bắc triều).

D. Lê, Trịnh (Nam triều) - Mạc (Bắc triều).

Câu 14. Cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài:

A. Hơn 50 năm.                                                 B. Hơn 55 năm.

C. Hơn 60 năm.                                                 D. Hơn 65 năm.

Câu 15. Chiến tranh Nam - Bắc triều chấm dứt vào năm:

A. Năm 1525.                                                    B. Năm 1533.

C. Năm  1592.                                                   D. Năm 1598.

Câu 16. Năm 1592, Nam triều chiếm được:

A. Thanh Hóa.                                                   B. Thăng Long.

C. Cao Bằng.                                                     D. Thanh - Nghệ.

Câu 17. Thế kỉ XVII xuất hiện thêm nhiều:

A. Làng thủ công chuyên nghiệp.                     B. Chợ phiên.

C. Chợ làng.                                                      D. Trung tâm buôn bán.

Câu 18. Thế kỉ XVII, các làng làm đường mía nổi tiếng xuất hiện ở:

A. Thổ Hà (Bắc Giang).                                    B. La Khê (Sơn Tây).

C. Quảng Nam.                                                  D. Thừa Thiên - Huế

Câu 19. Thế kỉ XVII, thành phố cảng lớn nhất Đàng Trong đó là:

A. Thuận An.                 B. Hội An.                   C. Đà Nẵng.                D. Sài Gòn.

Câu 20. Thế kỉ XVII - XVIII, ở Đàng Ngoài có hai đô thị tiêu biểu nhất, đó là:

A. Kinh Kì, Phố Hiến.                                       B. Thăng Long, Phố Hiến.

C. Thanh Hà, Phố Hiến.                                    D. Thăng Long, Hội An.

Câu 21. Vì sao vào nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị bắt đầu suy tàn?

A. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

B. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa.

C. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp.

D. Chúa Trịnh - chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ.

Câu 22. Thế kỉ XVI - XVII, Nho giáo ở nước ta được chính quvền phong kiến:

A. Xem như quốc giáo.

B. Đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

C. Thay bằng Phật giáo, Đạo giáo.

D. Bị hạn chế.

Câu 23. Phan Huy Chú viết: “Vì trưng thu quá mức mà dân kiệt cả vật lực mà không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp. Có người vì thuế sơn mà chặt cả cây sơn, vì thuế vải lụa mà phá cả khung cửi, vì thuế cá tôm mà xé chài lưới.. Đó là tình hình công thương nghịêp Đàng Ngoài vào:

A. Đầu thế kỉ XVIII.                                         B. Giữa thế kỉ XVIII.

C. Cuối thế kỉ XVIII.                                        D. Đầu thế kỉ XIX.

Câu 24. Vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ trong cung cấm. Phủ chúa quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của. Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân. Ruộng đất của nông dân bị quan lại địa chủ lấn chiếm. Nhà nước đánh thuế rất nặng các loại sản phẩm hàng hóa..............

   Đó là tình hình Đàng Ngoài vào:

A. Cuối thế kỉ XVIII.                                       B. Giữa thế kỉ XVIII.

C. Đầu thế kỉ XVIII.                                         D. Cuối thế kỉ XVIII.

Câu 25. Mùa hè năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp sức của ai đã tiến quân vượt đèo Hải Vân đánh thành Phú Xuân?

A. Nguyễn Nhạc.                                               B. Nguyễn Lữ.

C. Nguyễn Hữu Chỉnh.                                     D. Nguyễn Hữu Cầu.

Câu 26. Người có công lớn trong việc đập tan chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, lật đồ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài là:

A. Nguyễn Huệ.                                                 B. Nguyễn Lữ.

C. Nguyễn Nhạc.                                               D. Cả ba anh em Tây Sơn.

Câu 27. Nguyên nhân cơ bản nhất cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem quân xâm lược nước ta:

A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành Đàng Trong, Đàng Ngoài.

B. Lê Chiêu Thống cầu cứu nhà Thanh nhằm khôi phục lại quyền lợi của mình.

C. Trong nước tình hình phức tạp, mâu thuẫn nội bộ gay gắt.

D. Thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.

Câu 28. Cuối năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đem bao nhiêu quân tiến vào nước ta:

A. 10 vạn.                      B. 19 vạn.                    C. 20 vạn.                    D. 29 vạn.

Câu 29. Năm 1786, khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Đàng Ngoài, ông đã nêu khẩu hiệu:

A. “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

B. “Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”.

C. “Phù Lê diệt Trịnh”.

D. “Phù Trịnh diệt Lê”.

Câu 30. Từ cuối năm 1786 đến giữa năm 1788, Tây Sơn đã mấy lần tiến quân ra Bắc:

A. 2 lần.             B. Ba lần.                    C. Bốn lần.                  D. Năm lần.

Câu 31. 29 vạn quân Thanh do tên tướng nào chỉ huy?

A. Tôn Sĩ Nghị.                                                 B. Sầm Nghi Đống.

C. Hứa Tế Hanh.                                               D. Liễu Thăng.

Câu 32. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế vào năm:

A.Năm 1778.                                                     B. Năm 1788.

C. Năm  1789.                                                   D. Năm 1790.

Câu 33. Mờ sáng ngày 5 Tết Kỉ Dậu, quân Tây Sơn đồng loạt mở cuộc tổng công kích vào:

A. Ngọc Hồi.                                                     B. Hà Hồi.

C. Đống Đa.                                                      D. Ngọc Hồi và Đống Đa.

Câu 34. Những trận đánh quyết định của quân Tây Sơn quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược vào mùa xuân Kỉ Dậu (1789) diễn ra theo thứ tự:

A. Đống Đa - Hà Hồi - Ngọc Hồi.                    B. Hà Hồi - Ngọc Hồi - Đống Đa.

C. Đống Đa - Ngọc Hồi - Hà Hồi.                   D. Ngọc Hồi - Hà Hồi - Đống Đa.

Câu 35. Khi đánh đồn Ngọc Hồi, Quang Trung sử dụng bao nhiêu voi chiến:

A. Hơn 50 voi chiến.     B. Hơn 70 voi chiến.

C. Hơn 100 voi chiến.   D. Hơn 120 voi chiến.

Câu 36. Khi tiến sát đồn Ngọc Hồi, Quang Trung truyền lệnh cho lực lượng nào xông lên?

A. Bộ Binh.                                                       B. Tượng binh.

C. Voi chiến.                                                     D. Tượng binh, bộ binh.

Câu 37. Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tại:

A. Đồn Đống Đa.                                              B. Đồn Hà Hồi.

C. Đồn Ngọc Hồi.                                             D. Khi vượt sông Nhị (sông Hồng).

Câu 38. Quang Trung đã từ trần vào ngày tháng năm:

A. Ngày 15 -9 - 1792.                                       B. Ngay 16-9- 1792.

C. Ngày 17 -9 - 1792.                                        D. Ngày 18 -9 - 1792.

Câu 39. Vì sao, sau khi Quang Trung mất chính quyền Tây Sơn suy yếu?

A. Vua mới còn nhỏ tuổi.

B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín.

C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín; nội bộ triều đình mâu thuẫn.

D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau.

Câu 40. Sau khi lên ngôi, chính sách ngoại giao của Quang Trung đối với nhà Thanh:

A. Mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

B. Thần Phục nhà Thanh để tránh chiến tranh 2 nước.

C. Nhiều chính sách của nhà Thanh được lấy làm mẫu mực để trị nước.

D. Không quan hệ trực tiếp với nhà Thanh.

Đáp án đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Sử học kì 2 - THCS Yên Thượng

Theo TTHN

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm