Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Hóa 12 năm 2015 – THPT Lương Ngọc Quyến

Cập nhật lúc: 16:38 31-03-2016 Mục tin: Đề kiểm tra 45 phút lớp 12


Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Hóa 12 năm 2015 trường THPT Lương Ngọc Quyến tỉnh Thái Nguyên các em tham khảo chi tiết bên dưới đây:

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 Hóa 12 năm 2015 – THPT Lương Ngọc Quyến

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ni = 59.

Câu 1: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1,5M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3 2,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 32,4.                            B. 59,25.                          C. 47,4.                            D. 43,05.

Câu 2: Cho dãy các chất: Mg, Zn, Fe, Cu và Al. Số kim loại phản ứng với dung dịch HCl là:

A. 3.                                 B. 4.                                 C. 2.                                 D. 5

Câu 3: Khẳng định nào sau đây là sai ?

A. Nước cứng làm cho xà phòng ít bọt, giảm khả năng tẩy rửa của nó.

B. CaSO4.2H2O trong tự nhiên, là thạch cao sống.

C. Al(OH)3,Cr(OH)3 đều là hiđroxit lưỡng tính và có tính khử.

D. Nguyên tắc làm mềm nước là làm giảm nồng độ các cation Ca2+, Mg2+­.

Câu 4: Kim loại hầu như không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường là:

A. Mg.                             B. Na.                              C. K.                                D. Ca.

Câu 5: Hấp thụ hết 0,672 lít CO2 (đktc)  vào bình chứa 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Thêm tiếp 0,4 gam NaOH vào bình này. Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là:

A. 1,5 gam.                      B. 2 gam.                         C. 2,5 gam.                      D. 3 gam.

Câu 6: Nhận xét nào dưới đây là không đúng cho phản ứng oxi hóa hết 0,1 mol FeSO4 bằng dung dịch KMnO4 trong dung dịch H2SO4.

A. Dung dịch trước phản ứng có màu tím hồng.    B. Dung dịch sau phản ứng có màu vàng.

C. Lượng KMnO4 cần dùng là 0,02 mol.                D. Lượng H2SO4 cần dùng là 0,18 mol.

Câu 7: Cho 12 gam hỗn hợp Fe, Cu vào 200 ml dung dịch HNO3 2M, thu được một khí duy nhất không màu hóa nâu trong không khí và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm 33,33 ml dung dịch H2SO4 2M để hòa tan vừa hết kim loại đó thì lại thấy khí trên tiếp tục thoát ra. Khối lượng Fe trong hỗn hợp đầu là:

A. 6,4 gam.                      B. 5,6 gam.                      C. 2,8 gam.                      D. 8,4 gam.

Câu 8: Trong công nghiệp, người ta sản xuất nhôm bằng phương pháp

A. cho Mg đẩy Al ra khỏi dung dịch AlCl3.           B. điện phân nóng chảy Al2O3.

C. khử Al2O3 bằng CO.                                          D. điện phân nóng chảy AlCl3.

Câu 9: Cho phương trình phản ứng: Fe2O3 + 3CO  --->  2X + 3CO2. Chất X trong phản ứng trên là

A. Fe3C.                           B. FeO.                            C. Fe.                               D. Fe3O4.

Câu 10: Tính chất hóa học đặc trưng của K2Cr2O7 là:

A. tính khử.                     B. tính oxi hóa.                C. tính axit.                     D. tính bazơ.

Câu 11: Dung dịch X có chứa: 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol . Cô cạn X ở nhiệt độ cao đến không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là:

A. 28,6.                            B. 37,4.                            C. 30,5.                            D. 49,8.

Câu 12: Phản ứng nào sau đây không tạo muối sắt (III)?

A. Fe tác dụng với dung dịch HCl.

B. FeO tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư).

C. Fe2O3 tác dụng với dung dịch HCl.

D. Fe(OH)3 tác dụng với dung dịch H2SO4.

Câu 13: Bình bằng nhôm có thể đựng axit nào sau đây:

A. H3PO4.                        B. HCl.                            C. HNO3 đặc, nóng         D. HNO đặc, nguội.

Câu 14: Chất nào sau đây không thể  vừa phản ứng với dung dịch NaOH và vừa phản ứng với dung dịch HCl:

A. Al2O3.                         B. Al(OH)3.                     C. NaHCO3.                    D. Al2(SO4)3.

Câu 15: Nhỏ từ từ dung dịch KOH loãng vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. không màu sang màu vàng.                                B. màu vàng sang màu da cam.

C. không màu sang màu da cam.                             D. màu da cam sang màu vàng.

Câu 16: Trong các hợp chất nguyên tố nhôm có oxi hóa là:

A. +4.                              B. +2.                               C. +1.                              D. +3.

Câu 17: Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau:

A. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.

B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.

C. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng.

D. Điện phân dung dịch muối clorua bão hòa tương ứng có vách ngăn.

Câu 18: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Cr (Z= 24) thuộc nhóm

A. IA.                              B. IIA.                             C. VIIIB.                        D. VIB.

Câu 19: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các kim loại kiềm  là:

A. ns2np2.                         B. ns2.                              C. ns1.                              D. ns2np1.

Câu 20: Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Câu 21: Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị m là:

A. 16,25.                          B. 25,0.                            C. 12,7.                            D. 19,6.

Câu 22: Để bảo vệ ống thép (dẫn nước, dẫn dầu, dẫn khí đốt) bằng phương pháp điện hóa, người ta gắn vào mặt ngoài của ống thép những khối kim loại?

A. Ag.                              B. Zn.                              C. Cu.                              D. Pb.

Câu 23: Chia hỗn hợp X gồm  m gam  K và  Al  thành hai phần bằng nhau :

       - Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư), thu được 7,84 lít khí H2 (đktc).

       - Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) .

Giá trị của m là:

A. 9,3.                              B. 16,8.                            C. 8,4.                              D. 18,6.

Câu 24: Nhúng một miếng kim loại M  vào dung dịch CuSO4, sau một lúc đem cân lại thấy miếng kim loại có khối lượng tăng so với trước phản ứng. Kim loại M không thể là:

A. Zn.                              B. Fe.                               C. Ni.                               D. Al.

Câu 25: Cho dung dịch X chứa các ion: Fe2+,, Cl. Nếu dùng dung dịch NaOH sẽ nhận biết được

A. cả 4 ion.                                                              B. 3 ion: Fe2+,, Cl.

C. 2 ion: Fe2+,.                                                D. 2 ion: Fe2+, Cl.

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết HK2 Hóa 12 năm 2015 – THPT Lương Ngọc Quyến

 

Câu hỏi

Đáp án

1

B

2

B

3

C

4

A

5

A

6

D

7

B

8

B

9

C

10

B

11

B

12

A

13

D

14

D

15

D

15

D

17

C

18

C

19

C

20

A

21

A

22

B

23

D

24

A

25

C

Tuyensinh247.com

Cập nhật đề thi học kì của các trường trên cả nước tất cả các năm